Thứ Bảy, 20/05/2017 15:03

Tiếng ồn do con người tạo ra là một “nguồn gây ô nhiễm toàn cầu”

Chúng ta đã biết rằng tiếng ồn nhân tạo có thể tác động tiêu cực đến một số loài động vật, nhưng một nghiên cứu mới phát hiện rằng tiếng ồn chúng ta tạo ra nên xem là một “nguồn gây ô nhiễm toàn cầu”.

Nỗi lo ô nhiễm tiếng ồnKiểm soát ô nhiễm tiếng ồn“Nóng” ô nhiễm tiếng ồn tại các điểm du lịch

Ô nhiễm tiếng ồn nhân tạo gây gián đoạn quá trình liên lạc của cá voi. Ảnh: KhoaHoc.tv.

“Chúng tôi phát hiện rằng tiếng ồn ảnh hưởng đến nhiều loài lưỡng cư, động vật chân đốt, chim, cá, động vật có vú, động vật thân mềm và bò sát", các nhà khoa học tại Đại học Queen’s University Belfast cho biết trên Tạp chí sinh học Biology Letters của Hiệp hội Hoàng gia.

Tiếng ồn nhân tạo tràn ngập môi trường, từ xe cộ và các ngành công nghiệp ở các trung tâm đô thị dày đặc, đến máy bay bay trên không, các tàu đi biển có động cơ được cho là can thiệp vào quá trình thông tin liên lạc của cá voi và có thể liên quan đến việc di cư biển hàng loạt vì các động vật mất khả năng định hướng của mình.

“Phát hiện thú vị là các loài chịu tác động bao gồm từ côn trùng nhỏ đến động vật có vú lớn như cá voi”, ông Kunc nói.

Theo bài báo, phản ứng của một con vật đối với sự hoạt động của con người không nhất thiết là đơn giản và không thể dễ dàng được gọi là tích cực hay tiêu cực. Chẳng hạn, tiếng ồn nhân tạo đã được chứng minh là gây trở ngại cho các hệ thống phát hiện sóng âm mà dơi sử dụng để tìm con mồi của chúng, khiến động vật có vú này khó bắt côn trùng hơn. Nhưng ngược lại, con mồi của dơi lại có thể hưởng lợi trực tiếp từ tiếng ồn do con người tạo ra.

Tuy nhiên, vấn đề lớn vẫn tiếng ồn tạo ra một trong những gián đoạn nghiêm trọng trên môi trường tự nhiên. “Trong ví dụ về dơi, kẻ săn mồi có thể đau khổ vì chúng không thể xác định vị trí con mồi... nhưng ở những loài mà con mồi tiềm năng dựa vào âm thanh để phát hiện kẻ săn mồi, con mồi có thể phải mất mạng vì chúng không thể nghe thấy âm thanh đó đủ sớm để trốn thoát”.

Ô nhiễm âm thanh của con người và phản ứng của động vật đối với nó phải được xem xét trong bối cảnh của một hệ sinh thái, đặc biệt là trong các hoạt động bảo tồn, các tác giả lưu ý. “Tiếng ồn phải được coi là một hình thức nghiêm trọng của sự thay đổi môi trường và ô nhiễm vì nó ảnh hưởng đến cả các loài sống dưới nước lẫn trên cạn”.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Hạt vi nhựa đã lấn sâu
Hạt vi nhựa đã lấn sâu

Lần đầu tiên, hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong mô tĩnh mạch của con người. Tôi đọc thông tin này trên báo Tin tức điện tử và ngay lúc đó, là nỗi bất an cảm thấy.

Xả thải vô trách nhiệm, dân khổ
Xả thải vô trách nhiệm, dân khổ

Những ngày giáp Tết Quý Mão, hàng trăm bao tải rác thải độc hại, như bao túi ni lông, xăm cao su... không biết từ đâu bỗng dưng xuất hiện tại khu vực trên một cách ngổn ngang và từng đống lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, làm nhiều người dân địa phương bức xúc.

Không ai đứng ngoài cuộc
Không ai đứng ngoài cuộc

Nhiều nghiên cứu và báo cáo đã đưa ra đánh giá ô nhiễm môi trường và BĐKH đã, đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại...