Thứ Hai, 04/09/2017 14:52

WHO: Nguồn thiết bị bảo hộ chống lại COVID-19 trước nguy cơ cạn kiệt

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông tin, sự hiểu biết và nhận thức của người dân toàn cầu về dịch COVID-19 đang mở rộng nhanh chóng.

Cập nhật Covid-19: 3.168 người tử vong, 92.880 ca mắc trên toàn cầuWHO: Ngăn chặn dịch COVID-19 vẫn nên là “ưu tiên hàng đầu”Thế giới ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm virus SARS-CoV-2Vũ Hán đóng cửa bệnh viện dã chiến khi số ca nhiễm COVID-19 giảmSố ca nhiễm bệnh tăng vọt, Vương quốc Anh đẩy mạnh kế hoạch đối phó COVID-19

WHO: Nguồn thiết bị bảo hộ chống lại COVID-19 đang cạn kiệt. Ảnh minh họa: Dân trí

Tuy nhiên, do mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, nguồn thiết bị bảo hộ cần thiết hiện đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Cụ thể, WHO lo ngại rằng khẩu trang, kính che mắt và nhiều thiết bị bảo hộ khác được sử dụng bởi các nhân viên y tế đang trong tình trạng sạch hàng.

“Chúng tôi lo ngại rằng khả năng đối phó với dịch bệnh của các quốc gia bị tổn hại do sự gián đoạn và thiếu hụt sản phẩm bảo hộ cá nhân gây nên bởi nhu cầu gia tăng, nạn tích trữ và lạm dụng. Chúng ta không thể loại bỏ dịch COVID-19 nếu không bảo vệ đội ngũ nhân viên y tế của mình. Giá bán của khẩu trang y tế hiện đã tăng đến 6 lần, trong khi chi phí của máy thở cũng tăng gấp 3”, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trả lời báo giới ở Geneva cho biết.

Theo Tổng Giám đốc Tedros, WHO đã vận chuyển và phân phát hơn nửa triệu bộ thiết bị bảo hộ cá nhân đến 27 quốc gia trên toàn thế giới và hiện nguồn cung cấp đang cạn kiệt nhanh chóng.

Trước tình hình này, vị lãnh đạo thúc giục các nhà sản xuất, nhà cung cấp khẩn trương tăng cường hoạt động. Tuyên bố được đưa ra với ước tính WHO cần đến 89 triệu khẩu trang y tế, 76 triệu đôi găng tay y tế và 1,6 triệu kính bảo hộ mỗi tháng để đối phó với dịch COVID-19.

Theo thống kê mới nhất của AFP, hơn 3.100 người đã tử vong vì COVID-19, cùng lúc hơn 91.000 người xác nhận nhiễm virus trên 77 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về lý do mọi người đổ xô mua và dự trữ khẩu trang, Tổng Giám đốc Tedros cho biết đây là một điều dễ hiểu. Sợ hãi là một phần phản ứng tự nhiên của con người trước bất kỳ mối đe dọa nào, đặc biệt là với mối đe dọa mà chính bản thân mỗi cá nhân cũng chưa hiểu hết được.

Mặc dù thường được so sánh với bệnh cúm thông thường, song virus COVID-19 nguy hiểm hơn nhiều. Để so sánh, cúm theo mùa thường chỉ khiến ít hơn 1% số người mắc bệnh tử vong, song con số gây nên bởi COVID-19 đang là khoảng 3,4% số bệnh nhân trên toàn cầu. Đồng thời, trong lúc ngày càng nhiều người tăng cường miễn dịch với cúm, “không ai có khả năng miễn dịch” với COVID-19.

Một điểm khác biệt khác là mặc dù cúm có thể lây giữa những người không có bất kỳ biểu hiện gì. Song đối với COVID-19, chỉ 1% các trường hợp được báo cáo hoàn toàn không có hiểu hiện bất thường cho đến khi kiểm tra và phát hiện.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.