Chủ Nhật, 10/09/2017 21:29

COVID-19: Kinh tế toàn cầu có nguy cơ tổn thất 1 nghìn tỷ USD trong năm 2020

Hội nghị Liên Hiệp quốc (LHQ) về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ngày 10/3 cho biết, ngoài những hậu quả nặng nề về người, sự không chắc chắn về kinh tế mà dịch bệnh COVID-19 tạo ra sẽ có nguy cơ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 1 nghìn tỷ USD trong năm 2020.

Dịch COVID-19 có thể sẽ kéo dài đến cuối năm 2020Thái Lan sản xuất 50 triệu khẩu trang vải phòng chống Covid-19

Hoạt động sản xuất tại một nhà máy ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Khi được hỏi về cách mà các quốc gia khác nhau có thể phản ứng với cuộc khủng hoảng, bao gồm Trung Quốc, nơi virus xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2019, ông Richard Kozul-Wright, Giám đốc Bộ phận chiến lược toàn cầu hóa và phát triển tại UNCTAD nói rằng, Chính phủ Trung Quốc có khả năng sẽ đưa ra những biện pháp mở rộng quan trọng đối với việc tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế.

Bên cạnh đó, ông Richard Kozul-Wright cũng kêu gọi các Chính phủ trên thế giới chi tiêu vào thời điểm này, nhằm ngăn chặn tình trạng khủng hoảng thậm chí sẽ còn có thể gây thiệt hại nhiều hơn.

Đối với châu Âu và khu vực đồng euro, nhà kinh tế cấp cao của LHQ lưu ý, nền kinh tế của khu vực này đã hoạt động “cực kỳ tồi tệ vào cuối năm 2019”. Khu vực này “gần như chắc chắn sẽ bước vào suy thoái trong những tháng tới; trong đó, nền kinh tế Đức đặc biệt yếu ớt”, ông Richard Kozul-Wright nói thêm.

Cho rằng nhiều khu vực của Mỹ Latinh cũng dễ bị tổn thương, Giám đốc Bộ phận chiến lược toàn cầu hóa và phát triển tại UNCTAD nhận định, Argentina nói riêng “sẽ gặp khó khăn do hậu quả của những tác động từ cuộc khủng hoảng này”.

Ngoài ra, các quốc gia kém phát triển nhất, nơi có nền kinh tế được thúc đẩy bởi hoạt động bán nguyên liệu thô cũng sẽ không phải là ngoại lệ. Những quốc gia đang phát triển, nhất là các nhà xuất khẩu hàng hóa phải đối mặt với một mối đe dọa đặc biệt, bởi lợi nhuận xuất khẩu yếu hơn liên quan đến đồng USD mạnh hơn.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.