Thứ Tư, 08/11/2017 06:35

Hệ thống y tế quá tải đe dọa an nguy của phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF), có khoảng 116 triệu trẻ sơ sinh đã được sinh ra kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, UNICEF kêu gọi chính phủ các nước duy trì các dịch vụ chăm sóc cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh vốn đang phải đối mặt với nhiều mối lo ngại khi các dịch vụ y tế và chuỗi cung ứng trang thiết bị rơi vào tình trạng căng thẳng do đại dịch.

Bộ trưởng y tế nhóm G20 thừa nhận thiếu sót trong hệ thống y tế toàn cầu

Nhân viên y tế đang siêu âm cho một trẻ sơ sinh ở Trung Quốc. Ảnh: Getty Image

 

Các bà mẹ mới sinh và em bé của họ đang phải đối mặt với các hệ thống bị khủng hoảng, khi các trung tâm y tế quá tải, thiếu trang thiết bị, và thiếu các y bác sĩ lành nghề, bao gồm cả nữ hộ sinh, bà Henrietta Fore, Giám đốc UNICEF cho biết.

Trong vòng 9 tháng kể từ khi COVID-19 trở thành đại dịch, các quốc gia có số ca sinh dự kiến cao nhất ​​là Ấn Độ (20,1 triệu), Trung Quốc (13,5 triệu), Nigeria (6,4 triệu), Pakistan (5 triệu) và Indonesia (4 triệu). Hầu hết các quốc gia này có tỷ lệ tử vong sơ sinh cao ngay cả trước khi xảy ra đại dịch.

Các nước giàu hơn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do niềm tin sụt giảm và cơ sở y tế quá tải. Như tại New York (Mỹ), các nhà chức trách đang xem xét các trung tâm sinh sản thay thế khi nhiều phụ nữ lo lắng về việc sinh con trong bệnh viện, do nguy cơ nhiễm bệnh cao.

UNICEF cảnh báo rằng, mặc dù các bằng chứng cho thấy những bà mẹ mang thai không có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn các nhóm khác, các quốc gia vẫn cần đảm bảo họ có quyền tiếp cận với các dịch vụ tiền sản, sinh nở và sau sinh. Tương tự, trẻ sơ sinh bị bệnh cũng cần các dịch vụ khẩn cấp và các bà mẹ mới sinh cần được hỗ trợ cho con bú, cũng như thuốc men, vaccine và dinh dưỡng để đảm bảo cho em bé khỏe mạnh.

Mặc dù vẫn chưa biết liệu virus SARS-CoV-2 có thể truyền từ mẹ sang thai nhi hay không, UNICEF khuyến nghị tất cả phụ nữ mang thai tự bảo vệ mình khỏi virus, theo dõi chặt chẽ các chỉ định về COVID-19 và được tư vấn y tế nếu cảm thấy lo lắng hoặc có bất cứ triệu chứng gì.

UNICEF cũng kêu gọi các Chính phủ và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đảm bảo các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm cho các bà mẹ tại các cơ sở y tế được áp dụng trong và sau khi sinh con.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những điểm mới đáng chú ý trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi
Những điểm mới đáng chú ý trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 gồm 12 Chương, 121 Điều (tăng 3 Chương và 30 Điều so với Luật năm 2009). Với những điểm mới của Luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp
Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp

Gắn với thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp hội phụ nữ ở TP. Huế đã và đang nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp.

Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở
Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở

Tại buổi làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang (Trung tâm) chiều 20/2, ông Dương Thanh Bình, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội đánh giá cao công tác phòng chống dịch COVID-19 của đơn vị này.

Không để ai bị bỏ lại phía sau
Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bằng những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.