Thứ Hai, 20/11/2017 09:07

Cần thận trọng mở lại trường học sau dịch COVID-19

Trong bối cảnh các quốc gia bắt đầu hoạt động trở lại sau thời gian phong tỏa và hạn chế để chống dịch COVID-19, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là dịch bệnh ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào và liệu các trường học có nên mở cửa trở lại vào thời điểm này hay không.

Các trường học sẽ số hóa nhiều hơnASEAN đối mặt thách thức trong việc học trực tuyến giữa đại dịch COVID-19Học sinh tiểu học Đài Loan chế tạo robot rửa tay phòng dịch COVID-19 từ LegoUNESCO tìm giải pháp giảm thiểu sự gián đoạn học tập do COVID-19Dịch COVID-19 có thể sẽ kéo dài đến cuối năm 2020

Cần thận trọng mở lại trường học sau dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Telegraph/Dân trí

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (US CDC), đối tượng dễ nhiễm COVID-19 là người lớn, không phải trẻ em.

Cụ thể, cơ quan này cho biết chỉ khoảng 2% trường hợp nhiễm COVID-19 được xác định tại Mỹ là bệnh nhân dưới 18 tuổi. Tỷ lệ này ở Trung Quốc cũng chỉ rơi vào mức 2,2%; Italy là 1,2% và 0,8% ở Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, xét về dân số nói chung, các nhà dịch tễ học cho rằng tỷ lệ này có thể chưa bao gồm trẻ em không có triệu chứng, bởi những người không có triệu chứng thường sẽ không được xét nghiệm nhiễm bệnh.

Thêm vào đó, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng đội ngũ y bác sĩ cần cảnh giác với các trường hợp mắc hội chứng hiếm gặp liên quan đến COVID-19 ở trẻ em, trong đó bệnh này được cho là tương tự bệnh Kawasaki.

Trong một thông tin có liên quan, một nghiên cứu gần đây đã xem xét một cụm các gia đình có người nhiễm COVID-19 cho thấy, nguồn lây nhiễm ban đầu từ trẻ em chỉ chiếm chưa đến 10%.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng nếu trẻ em đã nhiễm virus, tải lượng virus và khả năng lây bệnh của trẻ cũng tương tự như người lớn. Do đó, chính phủ các nước cần đặc biệt quan tâm và thận trọng trong việc quyết định liệu có nên mở cửa trường học trở lại mà không đề ra bất kỳ hạn chế nào hay không.

Tính đến 7h20 sáng ngày 20/5 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận số người nhiễm COVID-19 đã tiệm cận mức 5 triệu trường hợp. Trong đó có 324.535 ca tử vong và gần 2 triệu người đã được chữa khỏi.

Ba quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm lần lượt là Mỹ, Nga và Tây Ban Nha.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngăn chặn cúm gia cầm H5N1 xâm nhập
Ngăn chặn cúm gia cầm H5N1 xâm nhập

Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh vừa có công văn khẩn gửi sở y tế 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam đề nghị triển khai các biện pháp tăng cường giám sát, đề phòng cúm A (H5N1) xâm nhập.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.