Thứ Bảy, 03/02/2018 15:29

Thế giới đối phó với làn sóng Covid-19 thứ hai có nguy cơ cao hơn

Trong bối cảnh lo ngại rằng một làn sóng thứ hai của Covid-19 đang đến gần, nhiều quốc gia đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại.

Cập nhật Covid-19: Thế giới vượt mốc 18 triệu ca mắc, nhiều kỷ lục xấuCập nhật Covid-19: Thế giới gần 18 triệu ca mắc, 687.562 ca tử vongDịch COVID-19 đến 8h ngày 29/7: Số người mắc vượt 16,8 triệu người

Ảnh minh họa: KT

Tính đến trưa 3/8 (giờ Việt Nam), cả thế giới có hơn 18,2 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và hơn 692.000 người tử vong. Mỹ, Brazil, Ấn Độ vẫn là 3 quốc gia bị tác động nặng nề nhất bởi đại dịch.

Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về ảnh hưởng của Covid-19 với hơn 4,8 triệu ca nhiễm trong đó có hơn 158.000 ca tử vong. Theo dự đoán của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ, sẽ có thêm khoảng 20.000 người Mỹ có thể tử vong do Covid 19 trong 3 tuần tới. Chuyên gia của Nhà Trắng cho biết, Mỹ hiện ở trong một giai đoạn mới của sự bùng phát dịch với các ca lây nhiễm “lan nhanh lạ thường” .

Cũng như ở Mỹ, số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 ở châu Âu cũng đang dần tăng trở lại và có thể lên tới mức cao như thời điểm đỉnh dịch của làn sóng thứ nhất. Cơ quan y tế công cộng của Đức, Viện Robert Koch rất quan ngại đến tình trạng mắc Covid-19 đang gia tăng ở nước này. 

Ông Lothar Wieler, giám đốc Viện Robert Koch cho biết: "Những diễn biến mới về dịch Covid-19 tại Đức khiến chúng tôi cảm thấy lo lắng. Số người mắc Covid-19 mới tại Đức ổn định trong nhiều tuần. 

Từ cuối tháng 6 và đầu tháng 7, mỗi ngày chúng ta chỉ có từ 300 đến 500 ca mắc mới mỗi ngày và số ca tử vong giảm rõ rệt. Và đó là một thành tựu lớn. Nhưng chúng tôi đã thấy sự gia tăng số ca mắc Covid-19 mới trong những ngày gần đây khi mỗi ngày có thêm khoảng từ 700 đến 800 ca. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được dịch bệnh nếu mọi người tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch”.

Tây Ban Nha trong tuần qua đã ghi nhận số ca nhiễm mới tăng mạnh mỗi ngày, cao gấp gần 10 lần so với các mức hồi tháng 6, thời điểm lệnh phong tỏa ở quốc gia Nam Âu được dỡ bỏ. Dữ liệu từ Bộ Y tế nước này cho thấy, số ca mắc Covid-19 trung bình mỗi ngày trong những ngày gần đây lên tới 1.900 ca, so với mức dưới 400 ca/ngày trong tháng 6. Hai điểm nóng hiện nay ở Tây Ban Nha là Aragon và Catalonia.

Tại Italy, số ca nhiễm mới mỗi ngày cũng có dấu hiệu gia tăng trở lại với mức trên dưới 300 ca/ngày. Mặc dù số ca nhiễm không tăng mạnh như các nước khác, nhưng Italia vẫn quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp do dịch Covid-19 đến ngày 15/10.

Một quốc gia tại châu Á cũng đã phải tuyên bố tái áp đặt lệnh phong tỏa là Philippines. Chính phủ Philippines tuyên bố tái áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt hơn ở khu vực bên trong và xung quanh thủ đô Manila trong vòng 2 tuần kể từ ngày hôm nay. 

Trong bài phát biểu trong cuộc họp với giới chức y tế trước khi đưa ra quyết định tái áp đặt lệnh phong tỏa, Tổng thống Philippines Duterte cho biết: “Tôi đã nghe thấy lời kêu gọi của các nhóm khác nhau đại diện cho ngành y tế về việc cách ly cộng đồng nên được triển khai trong vòng 2 tuần tới tại Manila và các khu vực lân cận. Tôi hoàn toàn hiểu tại sao nhân viên y tế mong muốn điều này. Họ đã ở trong chiến tuyến trong nhiều tháng và đã cạn kiệt”.

Quyết định được đưa ra trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang phải vật lộn để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 khi tổng số ca mắc đã vượt mốc 100.000 người.

Bang đông dân thứ hai của Australia là Victoria đã ban bố tình trạng thảm hoạ và áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm với thủ phủ Melbourne. Đây là một phần của lệnh hạn chế đi lại nghiêm ngặt nhất tính đến thời điểm này nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 tái phát.

Trước làn sóng dịch Covid-19 đang tấn công nhiều quốc gia trên thế giới, giới chuyên gia nhận định, độ khốc liệt của làn sóng dịch bệnh thứ hai ở nhiều quốc gia trên thế giới có lẽ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh và giãn cách xã hội của người dân trong tình trạng “bình thường mới”.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.