Chủ Nhật, 18/02/2018 09:29

EU và Anh tiến hành vòng đàm phán thứ 7 về thỏa thuận hậu Brexit

Sau gần 1 tháng nghỉ Hè, hai đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu – EU và Anh sẽ gặp lại nhau trong ngày 18/8 tại Brussels để bắt đầu đàm phán thứ 7 về một thỏa thuận hậu Brexit trong bối cảnh hạn chót để đạt được thỏa thuận đang đến gần mà các đàm phán vẫn bế tắc.

EU có thể thỏa hiệp để khai thông bế tắc trong đàm phán với AnhAnh, EU, giai đoạn chuyển tiếp và điều hướng phối hợp cho thỏa thuận BrexitAnh, EU tăng cường đàm phán về tương lai hậu BrexitEU và Anh đồng ý tăng tốc đàm phán thương mạiHậu Brexit, Anh muốn trở thành đối tác đối thoại của ASEAN

Các cuộc đám phán giữa EU và Anh về thỏa thuận hậu Brexit đang bị bế tắc. Ảnh minh họa: VOV

Theo kế hoạch được hai bên thống nhất, vòng đàm phán thứ 7 về một thỏa thuận hậu Brexit sẽ diễn ra từ ngày 18/08 đến ngày 21/08 tại Brussels. Đây được xem là vòng đàm phán áp chót bởi hai bên từng đặt ra mục tiêu tham vọng là phải đạt được thỏa thuận chậm nhất là trong tháng 10/2020 để Nghị viện các bên kịp thông qua trước cuối năm nay.

Một ngày trước khi vòng đám phán thứ 7 diễn ra, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson chiều 17/8 phát đi thông cáo cho biết, phía Anh vẫn tin rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận ngay trong tháng 9/2020.

Trước đó một tuần, Trưởng đoàn đàm phán phía Anh là David Frost cũng tuyên bố mục tiêu của phía Anh vẫn là đạt được thỏa thuận trong tháng 9/2020, sau khi tham vọng do Thủ tướng Anh Boris Johnson đặt ra là hoàn tất trong tháng 7/2020 đã không thể thực hiện

Ông David Frost cũng cho biết, phía Anh không tìm kiếm một thỏa thuận đặc biệt hay duy nhất với Liên minh châu Âu – EU mà muốn có một thỏa thuận dưới dạng Hiệp định thương mại tự do giống như các Hiệp định mà EU ký với các đối tác thân thiện như Canada.

Tuy nhiên, Trưởng đoàn đàm phán của Anh cũng nhắc lại quan điểm rằng Anh sẽ không nhượng bộ trong các chủ đề về thẩm quyền của tòa án Anh so với Tòa Công lý châu Âu hay về lĩnh vực nghề cá.

Đây là hai trong số các chủ đề đang đẩy các vòng đàm phán từ tháng 3/2020 đến nay rơi vào thế bế tắc, bên cạnh việc EU kiên quyết yêu cầu phía Anh phải tôn trọng nguyên tắc “sân chơi thương mại công bằng”, tức phải tuân theo các quy định của EU về trợ cấp nhà nước, tiêu chuẩn môi trường hay quyền của người lao động.

Bức xúc trước thế bế tắc cũng như thái độ được xem là không tích cực từ phía Anh, khi kết thúc vòng đàm phán thứ 6 vào cuối tháng 7/2020, Trưởng đoàn đàm phán phía EU, Michel Barnier đã nhận định rằng khả năng đạt được thỏa thuận hậu Brexit trong tháng 9/2020 là rất nhỏ.

Theo Michel Barnier: “Liên minh châu Âu luôn nhấn mạnh rằng mối quan hệ đối tác kinh tế với Vương quốc Anh phải bao gồm những quy định vững chắc về sân chơi bình đẳng và một thỏa thuận công bằng về nghề cá. Vì thế, việc phía Anh liên tục từ chối cam kết với các điều kiện này khiến cho khả năng đạt được thỏa thuận vào thời điểm này là rất không khả thi”.

Nhằm gây sức ép buộc phía Anh thay đổi quan điểm, đầu tháng 8/2020, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Đức, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU, ông Michael Roth đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Anh có nhận thức thực tế và thực dụng hơn đối với tình hình hiện nay để có thể thúc đẩy các đàm phán Brexit.

Theo ông Roth, trong thế giới hậu Covid-19 hiện nay, ngoài các vấn đề kinh tế thì các thách thức địa chính trị với châu Âu và Vương quốc Anh ngày càng lớn hơn nên hai bên cần hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để bảo vệ lợi ích của cả hai. Phía Đức cũng cho rằng chính phủ Anh đang không thiện chí thảo luận với châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh tương lai.

Tuy nhiên, bên cạnh việc gây sức ép, các nguồn tin ngoại giao từ Brussels cho biết EU đang xem xét nới lỏng hơn một số quy định liên quan đến trợ cấp nhà nước, một tín hiệu được xem là nhượng bộ phía Anh.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN và EU nắm giữ vai trò quan trọng trong phục hồi đa dạng sinh học
ASEAN và EU nắm giữ vai trò quan trọng trong phục hồi đa dạng sinh học

Đây là nhận định được đưa ra trong một bài viết được đăng tải trên Tờ The Straits Times, của các tác giả là ông Shawn Lum, Chủ tịch Hiệp hội Tự nhiên (Singapore) và ông Vinayagan Dharmarajah, Giám đốc khu vực châu Á thuộc Hiệp hội BirdLife International (Vương quốc Anh).