Thứ Bảy, 24/03/2018 14:40

Phong trào "Không rác thải" thách thức ngành đóng gói thực phẩm và văn hóa tiêu dùng

Tiêu thụ sữa đậu nành như một món thực phẩm chính trong nhiều năm, Hur Ji-hyun, một nhà thiết kế đồ tái chế 39 tuổi, luôn gặp rắc rối với một ống hút nhựa mỏng đính kèm với mỗi hộp sữa đậu nành.

Indonesia: Học sinh bán rác thải nhựa để mua wifi học trực tuyếnThời COVID-19: Những điều cần biết về khẩu trang & cuộc chiến chống rác thải nhựaThái Lan: Gia tăng hàng tấn rác thải nhựa từ dịch vụ giao đồ ăn mùa dịch

Nhiều người trẻ ở Hàn Quốc đang vận động các chiến dịch không rác thải để hạn chế rác thải nhựa. Ảnh minh họa: TTXVN

Chưa bao giờ sử dụng chiếc ống hút dài 15cm được bọc trong túi ni lông và dán vào mặt sau của bao bì, cô đã lưu lại hàng trăm chiếc sau vài năm uống sữa đậu nành. Hur đã quyết định hành động và gửi đống ống hút còn sót lại cho nhà máy sữa, kèm theo một lá thư đề xuất ý tưởng tiết kiệm nylon.

“Tôi muốn họ biết một số người tiêu dùng không muốn có ống hút. Và đồng thời, tôi cần phải vứt bỏ chúng”, Hur nói. Cô chia sẻ câu chuyện của mình trên các kênh mạng xã hội. Những người tiêu dùng có cùng chí hướng nhanh chóng làm theo, với hành động gửi thư, và sau này phát triển thành một chiến dịch hướng tới các công ty sữa lớn của địa phương.

“Giá một ống hút chắc chắn đã được tình vào giá thành hộp sữa đậu nành. Thật là lãng phí tài nguyên và là nguồn gốc ô nhiễm để sản xuất ra những thứ không được sử dụng,” Hur nói.

Giống như Hur, ngày càng nhiều người tiêu dùng ở Hàn Quốc đang áp dụng các nguyên tắc “không rác thải”, kêu gọi tái sử dụng và tái chế sản phẩm, chọn các sản phẩm có thể phân hủy sinh học và giảm thiểu các nguồn rác thải, chẳng hạn như ống hút nhựa.

Nhiều người đã gửi lại những ống hút nhựa chưa sử dụng cho Maeil Dairies Co. và Namyang Dairy Products Co., đồng thời nhắc nhở các công ty rằng họ không hề mong muốn ống hút mà công ty cung cấp.

“Hầu hết mọi người cảm thấy bất thường khi đưa ra đề xuất cá nhân với các công ty và không nhận thức được quyền của họ với tư cách là người tiêu dùng. Họ nghĩ rằng thật không thực tế khi đề xuất của họ thực sự có thể được chấp nhận, nhưng tôi muốn nói rằng họ đã sai,” nhà thiết kế 39 tuổi nói.

“Tôi muốn nhiều người tiêu dùng nhận ra rằng hành động của họ có thể có ảnh hưởng thực tế nào đối với thế giới, đặc biệt là đối với môi trường và sản phẩm họ tiêu thụ. Phản ứng của người tiêu dùng như thế nào cũng sẽ quyết định các sản phẩm mà công ty đưa ra thị trường”.

Các cửa hàng không chất thải đang mọc lên tại nhiều khu phố trên khắp đất nước Hàn Quốc, mang lại nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng như bàn chải đánh răng không bằng nhựa, viên xà phòng gội đầu thay vì dầu gội dạng lỏng đóng trong chai nhựa và khăn lau bông tái sử dụng có thể thay thế khăn giấy dùng một lần. Một số cửa hàng khác phân phối chất tẩy rửa nhà bếp dạng lỏng và dạng bột và chất tẩy rửa mà không có bao bì, yêu cầu người tiêu dùng có thể tự mang theo hộp đựng.

Chính phủ Hàn Quốc cũng cho phép người tiêu dùng đổi hộp sữa giấy đã qua sử dụng để lấy giấy vệ sinh hoặc túi đựng rác do chính phủ cấp tại các trung tâm sinh hoạt cộng đồng.

“Nhựa là thứ không thể thiếu ở những nơi như bệnh viện. Nhưng chúng nên là tùy chọn của người tiêu dùng ở những nơi không cần thiết,” cô Hur nói, hy vọng những nỗ lực như vậy sẽ được nhân rộng hơn nữa.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Yonhap)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để ai bị bỏ lại phía sau
Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bằng những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.