Thứ Hai, 21/05/2018 09:38

APEC: Lãnh đạo kinh tế các nước kêu gọi thương mại tự do cởi mở và công bằng

Tại lễ khai mạc Hội nghị cấp cao lần thứ 27 của diễn đàn APEC 2020 diễn ra vào tối ngày 20/11 với hình thức trực tuyến, các nhà lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) gồm 21 quốc gia đã nhất trí gác lại những khác biệt, kêu gọi thương mại tự do để giúp thúc đẩy một nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

APEC đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực, phục hồi kinh tế bền vữngAPEC kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi kỹ thuật sốISOM APEC 2020: Vì châu Á-TBD phát triển bền vững và thịnh vượng chungLiên hợp quốc xác nhận COP 25 sẽ được tổ chức tại Tây Ban NhaChile bất ngờ huỷ đăng cai hội nghị APEC và COP25 do bất ổn

Tại đầu cầu Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia hội nghị. Ảnh minh họa: Sài Gòn Giải Phóng Online

Lãnh đạo kinh tế phía Malaysia – nước đăng cai tổ chức APEC Muhyiddin Yassin cho biết, APEC cam kết sẽ kiềm chế phải dùng đến các biện pháp bảo hộ với mục tiêu giữ cho thị trường và biên giới tiếp tục mở rộng.

Trong thông cáo chung, các nhà lãnh đạo kinh tế cho biết họ nhận ra “tầm quan trọng của một môi trường thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch và có thể dự đoán được” để thúc đẩy tăng trưởng trong suốt khủng hoảng.

Được biết, các quốc gia APEC đã không đạt được thỏa thuận vào năm 2018, sau khi các cuộc đàm phán bị cản trở bởi bất đồng về thương mại và đầu tư của Mỹ và Trung Quốc, và cuộc họp năm 2019 ở Chile cũng bị hủy bỏ do các cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố.

Trong khi đó, tại bài phát biểu ở buổi lễ khai mạc APEC diễn ra ngày 20/11, lãnh đạo kinh tế Trung Quốc -Tập Cận Bình đã kêu gọi thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, đồng thời ủng hộ chủ nghĩa đa phương.

Ông cho biết Trung Quốc sẽ “tích cực xem xét” việc ký kết một hiệp định thương mại tự do khu vực là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trước cuộc họp, một số nhà lãnh đạo APEC đã cảnh báo chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Cụ thể, tại Đối thoại APEC CEO 2020, lãnh đạo kinh tế phía New Zealand, ông Jacinda Ardern nhận định rằng “khi đối mặt với thách thức kinh tế lớn nhất của thế hệ này, chúng ta không được lặp lại những sai lầm của lịch sử bằng cách rút lui và quay lại chủ nghĩa bảo hộ. APEC phải tiếp tục cam kết giữ cho thị trường mở và thương mại được lưu thông.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ nghĩa đa phương cần thiết để giảm nhẹ căng thẳng địa chính trị
Chủ nghĩa đa phương cần thiết để giảm nhẹ căng thẳng địa chính trị

Trong một phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43), Thủ tướng Campuchia Hun Sen nêu quan điểm rằng nước này tuân thủ chủ nghĩa đa phương, một cơ chế khu vực quan trọng, góp phần xoa dịu căng thẳng địa chính trị và đối đầu giữa các siêu cường.

ASEAN thúc đẩy tăng cường chủ nghĩa đa phương
ASEAN thúc đẩy tăng cường chủ nghĩa đa phương

Đại dịch COVID-19, cùng với sự cạnh tranh và căng thẳng ngày càng gia tăng giữa các siêu cường đã và đang làm suy yếu trật tự và an ninh quốc tế, đồng thời cản trở tiến độ mà Liên Hiệp Quốc hướng tới khi kỷ niệm 77 năm thành lập.

Campuchia RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực
Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực

Định nghĩa cơ bản của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại tự do được thiết lập giữa 15 quốc gia được Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng, Tổng Thư ký Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC), ông Sok Chenda Sophea xác định là hội nhập.