Thứ Bảy, 28/07/2018 15:13

Mỹ: Tổng thống Biden đặt vấn đề khí hậu là trung tâm của chính sách ngoại giao

Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư cho biết ông sẽ đặt các cân nhắc về khủng hoảng khí hậu làm trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời công bố kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo thế giới vào ngày 22/4 để thúc đẩy nỗ lực giải quyết tình trạng ấm lên toàn cầu.

Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầuTổng thống Mỹ Joe Biden & các chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết tâm đưa các vấn đề khí hậu vào trọng tâm chính sách đối ngoại của mình. Ảnh minh họa: TTXVN

Động thái này tái khẳng định cam kết của tân tổng thống trong việc đưa Mỹ trở lại vị trí dẫn đầu thế giới trong việc đối phó với biến đổi khí hậu, chẳng hạn như bằng cách tái gia nhập hiệp định Paris.

Theo một sắc lệnh hành pháp cùng ngày của ông Biden, Mỹ cam kết thực hiện vai trò lãnh đạo của mình về biến đổi khí hậu và nói rõ rằng việc cắt giảm “đáng kể” lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu trong thời gian ngắn và tiến đến bằng 0 vào giữa thế kỷ hoặc sớm hơn là một yêu cầu để tránh những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra.

Mỹ cũng sẽ bắt đầu quá trình phát triển mục tiêu giảm phát thải theo hiệp định Paris. Nước này có kế hoạch công bố mục tiêu này trước hội nghị thượng đỉnh ngày 22/4, một quan chức chính quyền cho biết.

Đối với nỗ lực nhằm ưu tiên vấn đề khí hậu trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ, chính quyền ông Biden sẽ đưa ra dự báo về tác động an ninh của biến đổi khí hậu và ra lệnh cho tất cả các cơ quan triển khai xây dựng chiến lược để tích hợp các vấn đề khí hậu vào các chương trình đối ngoại của mình.

Tổng thống cũng quyết định tạm dừng việc ký hợp đồng mới khai thác dầu và khí đốt tự nhiên ở các vùng đất công hoặc vùng biển xa bờ trong phạm vi có thể, đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên bang loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden đã cam kết sẽ nỗ lực đưa Mỹ vào “con đường không thể đảo ngược” để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050 và phát triển một ngành điện không ô nhiễm carbon vào năm 2035.

Một trong những hành động đầu tiên của ông Biden khi nhậm chức cách đây một tuần là thông báo cho Liên Hiệp quốc về việc Mỹ quay trở lại hiệp định khí hậu Paris. Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Mỹ vào ngày 19/2.

Thỏa thuận Paris năm 2015 là khuôn khổ hợp tác toàn cầu nhằm giữ cho nhiệt độ trái đất tăng lên ở mức “dưới” 20C so với mức tiền công nghiệp, để hạn chế xảy ra hạn hán, lũ lụt, sông băng tan chảy, mực nước biển dâng cao và các kết quả khác của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Nó cũng nhằm mục đích giảm lượng phát thải khí nhà kính ròng xuống 0 trong nửa sau của thế kỷ này một cách có hiệu quả.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Kyodo News)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Hiệu ứng từ chính sách miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử
Hiệu ứng từ chính sách miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử

“Chuyển khoản nghe”, “quẹt thẻ hí” trở thành câu nói hết sức quen tai trong thời gian gần đây, khi nhiều người dù được coi là “lạc hậu” hay “mù công nghệ” cũng đã dần ‘nhập cuộc” với thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.