Thứ Sáu, 03/08/2018 14:35

Nhật Bản: 1.000 doanh nghiệp phá sản do đại dịch COVID-19

1.000 doanh nghiệp tại Nhật Bản đã phá sản do tác động của đại dịch COVID-19, khi thời gian hoạt động ngắn hơn và thói quen ở nhà để phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh đã ảnh hưởng các ngành công nghiệp dễ bị tổn thương, với tác động đặc biệt nghiêm trọng đến các nhà hàng.

Tình trạng khẩn cấp có thể khiến nền kinh tế Nhật Bản "sụt giảm kép"Từ Nhật Bản đến Mỹ, người trẻ từ bỏ tìm việc

Một nhà hàng tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Con số này được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga vừa quyết định gia hạn tuyên bố tình trạng khẩn cấp, được áp dụng vào ngày 8/1 thêm 1 tháng, tức là đến ngày 7/3, điều này sẽ gây thêm áp lực lên nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ.

Theo ước tính do Công ty nghiên cứu Tokyo Shoko Research công bố, ngành công nghiệp nhà hàng đã phải hứng chịu gánh nặng lớn nhất từ ​​tác động của đại dịch COVID-19, với 182 nhà hàng phá sản. Đợt bùng phát của dịch bệnh cũng có liên quan đến 84.773 người mất việc làm, trong đó lĩnh vực dịch vụ có hơn 11.463 người lao động mất việc làm, chiếm 13% trên tổng số.

Trong số các doanh nghiệp có vốn hóa từ 10 triệu yen trở lên, lĩnh vực dịch vụ nói chung gánh chịu tổn thất trước thuế là 109,4 tỷ yen trong quý III năm 2020, theo số liệu thống kê từ Bộ Tài chính Nhật Bản. Bên cạnh đó, nợ có lãi của 23 doanh nghiệp nhà hàng niêm yết vào cuối tháng 11/2020 đã tăng 40% so với một năm trước đó.

Sanko Marketing Foods, công ty điều hành các nhà hàng Kinnokura izakaya, đã đóng cửa hoặc cắt giảm thời gian hoạt động tại 56 địa điểm trên toàn quốc. Ở trung tâm thủ đô Tokyo, một số nơi phải đối mặt với chi phí nhân công và tiền thuê mặt bằng lên tới 10 triệu yen mỗi tháng.

Trong khi đó, AP Holdings, công ty điều hành chuỗi nhà hàng Tsukada Nojo izakaya, đã tạm ngừng hoạt động tại khoảng 120 địa điểm vào tháng 1 vừa qua, tương đương với 70% tổng số nhà hàng dưới sự quản lý của công ty này. Một nhà quản lý cho biết, việc gia hạn tình trạng khẩn cấp là điều "cực kỳ khó khăn".

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei Asia)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.