Thứ Hai, 16/07/2018 09:43

Tình trạng khẩn cấp có thể khiến nền kinh tế Nhật Bản "sụt giảm kép"

Ngày 15/1, hãng tin NHK của Nhật Bản công bố ước tính của các tổ chức tư vấn tư nhân cho thấy, việc chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp do COVID-19, rút ngắn giờ làm việc của nhà hàng, người dân cũng ít ra ngoài hơn sẽ dẫn đến tiêu dùng cá nhân giảm mạnh và có thể kéo nền kinh tế Nhật Bản giảm 0,3% đến 0,88% năm 2021.

Châu Á: Thời tiết giá rét khiến giá năng lượng tăng vọtTừ Nhật Bản đến Mỹ, người trẻ từ bỏ tìm việcNhật Bản đặt mục tiêu phát triển máy bay không người lái vào trước 2035Nhật Hoàng tri ân các nhân viên y tế trong cuộc chiến chống dịch bệnhNam Phi thắt chặt lệnh cấm, tăng cường hạn chế để chống dịch COVID-19

Ảnh minh hoạ: Knnit

Đến nay, 11 tỉnh thành, chiếm phân nửa trong 126 triệu dân Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi tình trạng khẩn cấp. Theo chuyên gia kinh tế Toshihiro Nagahama của Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, các biện pháp như chấm dứt các chương trình khuyến mãi du lịch và rút ngắn giờ làm việc tại nhà hàng có thể làm giảm 0,5% nền kinh tế Nhật Bản vào năm 2021 và khiến 147.000 người thất nghiệp. Nền kinh tế Nhật Bản sẽ rơi vào tình trạng tăng trưởng âm trong quý 1 năm 2021, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ vọng phục hồi của doanh nghiệp, thậm chí các công ty phải đóng cửa và sa thải công nhân.

Kể từ quý 4 năm 2019, nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu là lực cản lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản. Trong quý 3 năm 2020, tiêu dùng cá nhân của Nhật Bản đã phục hồi 5,1%, nhưng so với mức giảm mạnh 8,1% trong quý 2 trước đó chứng tỏ mức phục hồi là không rõ ràng.

Tuy vậy, tháng 12/2020, Chính phủ Nhật Bản đã công bố dự báo kinh tế của Nhật Bản ​​sẽ tăng 4% trong năm tài chính từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022. Dự báo lạc quan này của chính phủ Nhật Bản gặp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia kinh tế, bởi dịch COVID-19 ở Nhật Bản tiếp tục gia tăng, trong khi việc sử dụng vaccine vẫn chưa có tín hiệu tích cực.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động
200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động

Ngày 1/2, UBND huyện A Lưới phối hợp Sở LĐTB&XH, Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế– Daystar, tổ chức hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Nhật Bản cho gần 200 đối tượng là sinh viên, học sinh, phụ huynh quan tâm đến con đường tìm kiếm việc làm với thu nhập cao ở Nhật Bản.