Chủ Nhật, 30/09/2018 21:33

IMF lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Trang CNBC ngày 31/3 dẫn nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thậm chí còn lạc quan nhiều hơn về tăng trưởng toàn cầu trong năm 2021 này, tuy nhiên vẫn khẳng định rằng “sự không chắc chắn” vẫn đang còn tồn tại.

IMF: Các nước thu nhập thấp đang đối mặt với “một thế hệ nhiều mất mát”

Gói kích thích tài chính của Mỹ và tốc độ tiêm chủng được đẩy nhanh đã thúc đẩy triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa: Reuters/VTV.vn

Trở lại báo cáo vào tháng 1, IMF đã đưa ra một tín hiệu lạc quan trong các dự báo kinh tế toàn cầu của mình, trong đó ước tính GDP sẽ rơi vào khoảng 5,5% trong năm nay. Vào thời điểm đó, mức dự báo này vốn đã tăng 0,3% so với những dự báo trước. Tuy nhiên, kế hoạch kích thích tài chính khổng lồ của Tổng thống Mỹ Joe Biden và việc triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 được cải thiện trong 3 tháng qua thậm chí đã khiếm IMF có thể tự tin hơn nữa về thời gian còn lại của năm.

Được biết, đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành gói kích thích tài chính trong đó hỗ trợ cung cấp các khoản thanh toán trực tiếp lên đến 1.400 tỷ USD cho hầu hết người dân Mỹ. Chương trình cũng được kỳ vọng sẽ có tác động tốt, hỗ trợ nền kinh tế thế giới. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng ước tính dự luật có để giúp tăng thêm 1% vào tăng trưởng toàn cầu trong năm nay.

Cùng lúc đó, tỷ lệ tiêm chủng trên khắp thế giới cũng đang tăng nhanh. Đầu tuần này, Tổng thống Joe Biden cho biết rằng đến ngày 19/4,  90% người trưởng thành ở Mỹ sẽ đủ điều kiện tiêm vaccine COVID-19. Tại Anh, nước này cũng có kế hoạch tiêm chủng vaccine COVID-19 người những người đủ điều kiện vào cuối tháng 7 và châu Âu cũng đang kỳ vọng 70% người trưởng thành của khối sẽ được tiêm chủng vào mùa hè 2021.

Bên cạnh những tín hiệu tốt, IMF cũng cảnh báo về một trong những rủi ro đối với triển vọng là sự không chắc chắn cao gây nên bởi đại dịch, bao gồm sự xuất hiện và lây lan của các biến thể mới. Thêm vào đó, tốc độ phục hồi kinh tế không đồng đều cũng đang diễn ra.

“Mặc dù về tổng thể, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đã được cải thiện, nhưng triển vọng đang phân hóa một cách nguy hiểm, không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn giữa các quốc gia và khu vực. Trên thực tế, những gì chúng ta chứng kiến là sự phục hồi đa tốc độ. Một số nước – chỉ một nhóm nhỏ - sẽ đạt GDP vượt qua mức tiền đại dịch vào cuối năm 2021. Nhưng đây chỉ là các trường hợp ngoại lệ”.

Do đó, IMF khuyến khích các quốc gia tăng cường sản xuất, phân phối và triển khai vaccine. Chính sách tài khóa nới lỏng và đầu tư vào chính sách thân thiện với khí hậu cũng nên được xem xét đến.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva chia sẻ: “Đây là cách mà chúng tôi có thể bảo vệ sức khỏe của mọi người và đẩy nhanh tiến trình phục hồi. Chấm dứt khủng hoảng y tế này nhanh hơn có thể tăng thêm gần 9 nghìn tỷ USD vào GDP toàn cầu vào năm 2025. Nhưng cơ hội đang đóng lại khá nhanh. Càng mất nhiều thời gian để tăng tốc độ sản xuất và tiêm chủng vaccine, các khó đạt được những thành tựu này”

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNBC)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM