Thứ Hai, 15/10/2018 16:52

Nhật xem xét hủy bỏ Thế vận hội 2021 vì dịch bệnh tăng vọt

Ông Toshihiro Nikai, tổng thư ký Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản, nói chính phủ đang xem xét việc tổ chức Thế vận hội 2021 (Tokyo Olympics), trong đó một trong số các lựa chọn là hủy bỏ sự kiện thể thao này.

Nhật Bản xem xét ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho vận động viên tham gia Thế vận hội Olympic

Biểu tượng của Thế vận hội được dựng lên trước Công viên Hải dương Odaiba ở Tokyo, Nhật Bản - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng thông tấn Kyodo ngày 15-4, trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Nhật Bản, ông Nikai nói nếu các ca nhiễm virus corona tiếp tục tăng lên, đồng nghĩa với việc "chuyện đó (tổ chức Thế vận hội) được cho là không thể, chúng tôi sẽ phải từ bỏ".

Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy công tác chuẩn bị cho Thế vận hội 2021, dự kiến diễn ra từ ngày 23-7, kết hợp với các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đối với khán giả.

Theo Hãng tin Reuters, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy ít người Nhật ủng hộ tổ chức Thế vận hội trong lúc toàn cầu đang gồng mình đối phó với đại dịch COVID-19. Từ khóa "Canceling Olympics" (Hủy bỏ Thế vận hội) đang là một xu hướng trên Twitter tại Nhật Bản trong ngày 15-4 khi có đến 20.000 bài đăng sử dụng từ khóa này.

Trước đó, Nhật Bản ngày 14-4 ghi nhận hơn 4.000 ca mắc mới, lần đầu tiên kể từ ngày 28-1, trong bối cảnh nước này đang chật vật ứng phó với làn sóng dịch bệnh thứ 4.

Theo báo Japan Times, tỉnh Osaka báo cáo kỷ lục 1.300 ca COVID-19 trong ngày 14-4, cao hơn 1.099 ca của ngày trước đó. Tỉnh này đang chứng kiến số ca nhiễm tăng nhanh liên quan đến một biến thể dễ lây lan của virus corona.

Cũng trong ngày 14-4, ông Shigeru Omi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và đứng đầu nhóm COVID-19 của Chính phủ Nhật, thừa nhận nước này đang trong làn sóng dịch COVID-19 thứ 4.

Ông Omi nói Chính phủ Nhật Bản nên mở rộng các khu vực phải áp đặt các biện pháp phòng dịch cứng rắn hơn vì các trường hợp nhiễm bệnh đang gia tăng "cực kỳ nhanh chóng". Dù vậy, Thủ tướng Yoshihide Suga lại thận trọng khi nói về làn sóng dịch bệnh mới nhất ở nước này. 

"Tôi không thấy làn sóng lây nhiễm lớn trên toàn quốc", ông Suga nhận định.

Ông Omi lên tiếng cảnh báo trong lúc Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc đưa thêm một số tỉnh vào danh sách các khu vực cần ban bố tình trạng khẩn cấp, liên quan đến thời gian hoạt động của các nhà hàng và quán bar, và các biện pháp chống dịch khác.

Tình trạng khẩn cấp hiện đang áp dụng tại 6 tỉnh, bao gồm thủ đô Tokyo và Osaka.

Theo Tuoitre

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.