Thứ Năm, 18/10/2018 16:06

Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động

Có thể nói, tiêu thụ nhựa đã và đang bùng nổ trong những năm qua. Điều này đã khiến sản lượng rác thải nhựa trên toàn cầu tăng đều đặn 10 triệu tấn mỗi năm và kéo dài liên tục trong 10 năm qua, nâng tổng số rác thải nhựa lên mức gần 360 triệu tấn trong năm 2018.

Bang thứ 2 của Australia cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lầnLiên minh châu Âu (EU) cấm xuất khẩu rác thải nhựa sang các nước nghèoNhựa ở Đại Tây Dương nhiều hơn so với tưởng tượngThời COVID-19: Những điều cần biết về khẩu trang & cuộc chiến chống rác thải nhựaHơn 1,3 tỷ tấn chất thải nhựa sẽ đổ ra đại dương và đất liền vào năm 2040

Ô nhiễm nhựa là vấn đề ngày càng báo động trên toàn cầu. Ảnh minh họa: Báo Lao động

Khủng hoảng nhựa là một trong số những thách thức lớn nhất của hành tinh. Theo Trung tâm Luật môi trường Quốc tế (CIEL), hằng năm có đến 12 triệu tấn nhựa bị rò rỉ, gây tổn hại nghiêm trọng đến đa dạng sinh học và giết chết các loài sinh vật biển.

Hơn 95% chất thải nhựa và vi nhựa hằng năm vẫn còn bị chất đống. Điều này tạo nên gánh nặng to lớn về chi phí đắt đỏ phục vụ cho quản lý chất thải, đồng thời cũng gây nên các cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương.

Số lượng rác thải nhựa lớn hiện cũng mở ra cánh cửa cho mạng lưới các tội phạm.

Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) có trụ sở tại Pháp tuyên bố rằng việc quản lý chất thải nhựa toàn cầu đã phát hiện ra sự gia tăng đáng báo động về buôn bán nhựa bất hợp pháp trên toàn thế giới kể từ năm 2018.

Một báo cáo được công bố vào năm 2020 có tiêu đề: “Phân tích chiến lược của Interpol về các xu hướng tội phạm đang nổi lên về thị trường chất thải nhựa toàn cầu kể từ tháng 1/2018” cho thấy, đã có sự gia tăng đáng kể trong 2 năm đối với các chuyến hàng vận chuyển chất thải bất hợp pháp, trong đó chủ yếu là được chuyển hướng đến Đông Nam Á thông qua các quốc gia tạm nhập tái xuất để ngụy trang nguồn gốc của các lô hàng này.

Ngoài ra, cũng có phát hiện khác về các bãi đốt và chôn lấp chất thải bất hợp pháp ở châu Âu và châu Á, cũng như sự gia tăng về sử dụng tài liệu giả mạo, gian lận trong đăng ký chất thải.

Xuất khẩu chất thải

Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có thu nhập cao đã và đang áp dụng nhiều quy định khuyến khích tái chế phế phẩm nhựa. Các nước này đã đầu tư lớn vào việc tái chế và có cơ sở hạ tầng xử lý chất thải hoàn thiện, cho phép thu gom và phân loại phế phẩm nhựa.

Tuy nhiên, chính hành động và chính sách này đã thúc đẩy các tội phạm tham nhũng, kiếm tiền từ một ngành công nghiệp mà cảnh sát rất khó kiểm soát.

Được biết, từ năm 1992 đến 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu tích lũy 45% lượng chất thải nhựa của toàn thế giới. Trong khoảng thời gian đó, thị trường rác thải nhựa toàn cầu phụ thuộc vào khả năng tiếp cận lĩnh vực tái chế của Trung Quốc. Mặc dù vậy, sau động thái hạn chế nhập khẩu chất thải nhựa được chính phủ Trung Quốc đưa ra vào năm 2018, việc định tuyến lại các chuyến hàng đã đổ dồn về các quốc gia thay thế, từ đó mở ra cánh cửa cho tội phạm hoạt động, ghi nhận của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF).

Do quy định về nhập khẩu chất thải liên tục thay đổi và không được tiêu chuẩn hóa giữa các nước điểm đến, Interpol lưu ý rằng các nhà xuất khẩu và cơ quan thực thi đang đối mặt với những thách thức trong việc đảm bảo rằng các chất thải nhựa được xuất khẩu phù hợp với quy định nhập khẩu.

Kết quả là các cá nhân hoặc nhóm tội phạm có thể lợi dụng sơ hở, lỗ hổng thông tin và các tuyến đường buôn bán mới trên thị trường chất thải mà vẫn tránh được sự kiểm soát gắt gao.

Khuyến nghị giải quyết vấn nạn

Sau báo cáo của Interpol, WWF đã đưa ra lời kêu gọi hợp tác toàn cầu để giải quyết vấn đề này. Một số đề xuất của WWF bao gồm thúc đẩy đàm phán cho một thỏa thuận ràng buộc pháp lý toàn cầu với các điều khoản rõ ràng, củng cố cơ chế hiện có như loại bỏ nhựa sử dụng một lần và giải quyết các lỗ hổng trong quản lý chất thải của các nền kinh tế, đổi mới và mở rộng các lựa chọn thay thế lành mạnh về môi trường đối với nhựa và cuối cùng, đầu tư vào nghiên cứu, nâng cao năng lực để tăng cường giám sát và thực thi luật pháp đối với rác thải nhựa.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEA Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng loạt thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp
Đồng loạt thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Sau hơn 5 năm thực hiện các giải pháp chống khai thác bất hợp pháp, 28 tỉnh ven biển trong cả nước vẫn tiếp tục tuyên truyền cho ngư dân nâng cao nhận thức trong khai thác hải sản tuân thủ quy định pháp luật. Bằng sự đồng lòng của các cơ quan, đơn vị, cùng với lực lượng biên phòng, nghề cá đã đồng loạt thực hiện chống khái thác bất hợp pháp, không theo quy định trong năm 2023.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.