Thứ Bảy, 10/08/2019 14:01

Pháp xét xử nghi can vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Paris năm 2015

Phát biểu trước tòa, Salah Abdeslam, 32 tuổi, khẳng định không sát hại hay gây thương tích cho bất kỳ ai và chỉ thừa nhận là một thành viên của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.

Pháp tăng cường an ninh bảo vệ phiên toà xét xử vụ khủng bố năm 2015Pháp mở cửa trở lại nhà thờ từng bị nhóm khủng bố IS tấn côngPháp tưởng niệm 2 năm vụ tấn công khủng bố toà soạn báo Charlie HebdoKẻ liên quan tới vụ khủng bố Charlie Hebdo có thể vẫn còn sống

Tòa án Pháp đã bắt đầu phiên thẩm vấn đối tượng Salah Abdeslam.Nguồn: DW

Ngày 9/2, một tòa án Pháp đã bắt đầu phiên thẩm vấn đối tượng Salah Abdeslam, nghi can duy nhất còn sống sau vụ tấn công khủng bố ở Paris năm 2015 khiến 130 người thiệt mạng gây rúng động dư luận. Ngoài Abdeslam, còn khoảng 20 nghi can khác liên đới cũng được đưa ra xét xử trong lần này.

Phát biểu trước tòa, Salah Abdeslam, 32 tuổi, khẳng định không sát hại hay gây thương tích cho bất kỳ ai và chỉ thừa nhận là một thành viên của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.

Đối tượng biện hộ trước tòa rằng mình không giống những người còn lại trong nhóm khủng bố gây ra vụ tấn công đẫm máu hồi năm 2015 vì đã thay đổi ý định vào phút chót. Salah Abdeslam còn cho rằng nếu y bị kết án chung thân thì trong tương lai sẽ có thêm nhiều đối tượng khác quyết định hành động tới cùng vì dù có thay đổi vào phút chót thì vẫn sẽ bị tù chung thân hoặc tử hình.

Abdeslam từ chối trả lời hầu hết các câu hỏi từ các nhà điều tra kể từ khi bị bắt ở Bỉ vào tháng 3/2016. Đối tượng khẳng định đã cởi bỏ chiếc áo vest gắn chất nổ và trốn khỏi thủ đô Paris trong khoảng thời gian hỗn loạn sau vụ tấn công khủng bố để tìm về quận Molenbeek ở Brussels (Bỉ), nơi đối tượng lớn lên.

Anh trai của Salah Abdeslam là Brahim Abdeslam cũng là một trong những đối tượng tham gia khủng bố. Tên này từng đến Syria vào đầu năm 2015. Brahim được cho là kẻ đã kích hoạt chất nổ tại một quán bar trong loạt vụ khủng bố ở Paris.

Phiên thẩm vấn này sẽ tập trung làm rõ các thông tin liên quan tới tiểu sử Salah Abdeslam và các sự kiện trước khi xảy ra các vụ tấn công, cũng như các thông tin liên quan anh trai Brahim của tên này và đối tượng Abdelhamid Abaaoud bị cáo buộc là chủ mưu của các vụ tấn công.

Nhiều người liên quan như mẹ, chị gái và hôn thê cũ của Abdeslam cũng được triệu tập nhưng không có mặt. Vụ xét xử dự kiến kéo dài 9 tháng, khoảng 20 nghi can, trong đó có Abdeslam, sẽ phải đối mặt với án chung thân. Các nghi can còn lại bị cáo buộc nhiều tội danh liên đới như hỗ trợ hậu cần cho nhóm khủng bố hoặc cung cấp vũ khí...

Các vụ tấn công xảy ra tại nhiều địa điểm ở Paris vào thứ Sáu, ngày 13/11/2015, là loạt vụ khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nước Pháp thời bình. Vụ tấn công đầu tiên xảy ra ở sân vận động quốc gia Pháp khi đội chủ nhà đang thi đấu.

Sau đó, một nhóm tay súng đã xả súng từ một xe ô tô nhằm vào nhiều nhà hàng và anh trai Brahim của Salah đã đánh bom tự sát ở một quán bar. Một vụ tấn công khác cũng xảy ra ở nhà hát Bataclan khiến 90 người thiệt mạng khi đang thưởng thức một buổi hòa nhạc tại đây.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán
Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán

Bộ trưởng Môi trường Pháp Christophe Bechu cho biết, nước này đang chuẩn bị để bắt đầu từ tháng 3 đưa ra các hạn chế sử dụng nước ở nhiều khu vực, một động thái chưa từng có vào thời điểm này trong năm, sau mùa đông khô hạn nhất trong 64 năm qua.

Biệt thự Mai Trang
Biệt thự Mai Trang

Huế vốn nổi tiếng là xứ sở của hoàng mai, nhưng lấy mai làm tinh thần, cốt cách cho kiến trúc xây dựng, không gian sống cũng như đặt tên cho ngôi biệt thự thì có lẽ Mai Trang là nơi duy nhất.

Nhà ngoại giao Nguyễn Thị Bình tại hội đàm Paris qua báo giới phương tây
Nhà ngoại giao Nguyễn Thị Bình tại hội đàm Paris qua báo giới phương tây

Tròn nửa thế kỷ trôi qua, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết tại Paris vào ngày 27/1/1973 giữa bốn bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ, Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) và Việt Nam Cộng hòa, mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng miền Nam, nhằm thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, tạo tiền đề để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa Xuân năm 1975 lịch sử.