Thứ Bảy, 09/06/2018 21:27

RCEP - Tương lai thương mại của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Theo nhận định của các chuyên gia, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) thực sự là một thỏa thuận quy mô lớn. Trong đó thỏa thuận này sẽ hỗ trợ làm giảm xung đột kinh tế giữa các quốc gia với quy mô chiếm khoảng 30% dân số và gần 30% GDP thế giới.

Một vài quan điểm của liên minh châu Âu về RCEPRCEP mang lại hy vọng cho nền kinh tế toàn cầu suy thoái

Sau 8 năm, các nước đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực vào ngày 15/11/2020. Ảnh minh họa: Công an Nhân dân Online​ 

Thêm vào đó, RCEP hứa hẹn sẽ bổ sung 209 tỷ USD/năm vào thu nhập thế giới và 500 tỷ USD vào thương mại toàn cầu vào năm 2030. Những lợi ích này chủ yếu sẽ dành cho các nước thành viên RCEP bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Ngay từ đầu, Ấn Độ cũng nằm trong danh sách các nước sẽ tham gia ký kết hiệp định. Tuy nhiên, vì một số tranh chấp chưa thể giải quyết, Ấn Độ đã quyết định rút lui. Theo ước tính, nếu bao gồm cả Ấn Độ, lợi nhuận toàn cầu từ RCEP sẽ tăng khoản 25% và Ấn Độ sẽ được hưởng không ít lợi ích. Do đó, dưới góc nhìn của chuyên gia, quyết định rút lui khỏi hiệp định là một sai lầm bởi trở thành thành viên của RCEP sẽ là con đường nhanh nhất để giúp Ấn Độ tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu và nâng cấp các ngành công nghiệp trong nước.

Về khả năng định hình tương lai thương mại, RCEP, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ giảm chi phí thương mại và tạo khuôn khổ hợp tác giữa các quan chức thương mại của khu vực. Các thành viên sẽ liên kết thế mạnh của họ về công nghệ, sản xuất, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Nhờ hợp tác, các nền kinh tế khi tạo thành khối sẽ hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả hơn, trở nên cạnh tranh hơn trên toàn cầu. Trong đó, Đông Á sẽ trở thành khu vực có nhiều sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và đối tác thương mại từ châu Âu, châu Mỹ Latinh. Có thể nhìn nhận rõ rằng, giá trị lớn nhất của RCEP là tự do hóa thương mại cho các quốc gia thành viên....

Chưa dừng lại ở đó, ngoài các lợi ích kinh tế, RCEP còn có thể trở thành một nền tảng có giá trị cho các nước thành viên theo đuổi các thỏa thuận thương mại song phương và giải quyết tranh chấp. Nhìn chung, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn và RCEP đã ra đời đúng lúc để giúp thực hiện hóa tiềm năng này.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Diplomat & Global Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Gỡ 'điểm nghẽn' để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Mặc dù thủ tục hành chính ở nhiều bộ ngành liên quan đến thương mại hàng hoá xuyên biên giới đã được cải thiện, tuy nhiên doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn gặp không ít khó khăn khi tuân thủ quy trình.