Thứ Hai, 09/09/2019 10:31

Singapore đóng góp 15 triệu USD phát triển vaccine phòng bệnh truyền nhiễm

Singapore sẽ đóng góp tổng cộng 15 triệu USD trong 5 năm tới cho Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), một quan hệ đối tác toàn cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển của các loại vaccine phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm mới nổi.

CEPI đặt mục tiêu phát triển vaccine mới trong 100 ngàyCần nỗ lực hơn, chuẩn bị tốt hơn khi một đại dịch khác có thể sẽ xảy ra

Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer/BioNTech. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Tuyên bố này vừa được Bộ trưởng Y tế Singapore, ông Ong Ye Kung đưa ra vào ngày 9/3, tại Hội nghị thượng đỉnh về chuẩn bị cho đại dịch toàn cầu.

Ông Ong Ye Kung cho hay: “Hơn 2 năm xảy ra đại dịch, thế giới vẫn chưa thoát khỏi cái bóng của COVID-19... Mặc dù diễn biến của đại dịch trong tương lai vẫn tiếp tục không chắc chắn, nhưng điều mà chúng ta chắc chắn là chúng ta cần một phản ứng phối hợp, đa phương đối với một cuộc khủng hoảng có quy mô toàn cầu và lan rộng như vậy”.

Được biết, Hội nghị thượng đỉnh về chuẩn bị cho đại dịch toàn cầu do CEPI và Chính phủ Vương quốc Anh đồng tổ chức. Theo trang web của CEPI, hội nghị thượng đỉnh lần này quy tụ các nhà lãnh đạo để ủng hộ kế hoạch trị giá 3,5 tỷ USD của CEPI, và tìm cách ứng phó với dịch bệnh truyền nhiễm tiếp theo bằng cách sản xuất các loại vaccine an toàn, hiệu quả trong vòng 100 ngày.

Trong bài phát biểu trực tuyến tại hội nghị thượng đỉnh, Bộ trưởng Y tế Singapore cho rằng, việc đầu tư vào khả năng sẵn sàng đối phó với đại dịch xuyên quốc gia trên toàn cầu là một điều “có ý nghĩa”. Trong đó, một lĩnh vực quan trọng của việc chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch là phát triển và sản xuất vaccine, và đây là một điểm mà CEPI đóng "vai trò không thể thiếu trong kiến ​​trúc y tế toàn cầu".

“Các vấn đề xuyên quốc gia như nghiên cứu và phát triển, mở rộng năng lực và năng suất sản xuất và phân phối vaccine đòi hỏi phải tăng cường tài chính và hành động tập thể”, ông Ong Ye Kung nói thêm.

Cụ thể, 15 triệu USD sẽ được dành cho việc "hỗ trợ các mục tiêu" được đề ra trong chiến lược CEPI 2.0. Theo CEPI, chiến lược 2.0 nhằm chuẩn bị cho các mối đe dọa về đại dịch và dịch bệnh đã được biết đến, thông qua việc phát triển các loại vaccine và sinh phẩm, dựa trên những kết quả đạt được về COVID-19 và chuyển đổi cách ứng phó với mối đe dọa gây bệnh mới tiếp theo.

Bên cạnh khoản đóng góp trị giá 15 triệu USD, Singapore cũng "coi trọng và hoan nghênh các hoạt động trao đổi và hợp tác kỹ thuật với CEPI", ông Ong Ye Kung cho biết.

Cũng theo Bộ Y tế Singapore (MOH), đại dịch COVID-19 đã nêu bật “tình trạng thiếu đầu tư kéo dài trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch. Sự đóng góp từ Singapore sẽ hướng tới sứ mệnh của CEPI là tăng tốc việc phát triển vaccine phòng ngừa các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, đồng thời cho phép sự tiếp cận công bằng với các loại vaccine này”.

Qua đó, ông Ong Ye Kung kêu gọi tất cả các quốc gia đóng góp “hướng tới mục tiêu chung là một hệ thống y tế toàn cầu được củng cố. Đại dịch COVID-19 một lần nữa nhắc nhở chúng ta về sự liên kết với nhau... Tất cả các quốc gia, lớn hay nhỏ, đều có trách nhiệm cùng nhau khắc phục tình trạng thiếu đầu tư kéo dài trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch”.

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo
Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo

Kết quả đạt được trong thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo và giảm nghèo bền vững của tỉnh trong thời gian qua phải kể đến những mô hình phát triển sinh kế đưa về các địa phương, hộ dân một cách kịp thời và thiết thực.

Chuyển đổi số Tư duy, hành động mới
Chuyển đổi số: Tư duy, hành động mới

Tại Thừa Thiên Huế, chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động của nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN), địa phương đang có nhiều chuyển biến hiệu quả, thích ứng với tình hình thực tế.

Thu hút thêm 48 dự án nhà ở xã hội và thương mại
Thu hút thêm 48 dự án nhà ở xã hội và thương mại

Sáng 10/2, lãnh đạo Sở Xây dựng thông tin, theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh số 3456/QĐ-UBND tỉnh ngày 29/1/2021, từ nay đến năm 2025 các sở, ban, ngành chức năng liên quan tập trung kêu gọi 48 dự án (DA) nhà ở xã hội và thương mại.