Thứ Ba, 11/06/2019 11:04

Singapore phê duyệt vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 -11 tuổi

Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA) vừa chính thức cho phép vaccine của Pfizer/BioNTech – vaccine Comirnaty để tiêm chủng cho trẻ từ 5 -11 tuổi, với chương trình tiêm chủng sẽ bắt đầu trước cuối năm nay.

COVID-19: Australia sẽ tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi từ tháng 1/2022Sự khác biệt giữa vaccine cho trẻ em và vaccine cho người lớnLào lên kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ từ 6-11 tuổi vào đầu năm 2022WHO: Nên nhường vaccine COVID-19 cho người trưởng thành và nước nghèoNga dự kiến xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũi

Trẻ em cũng cần được bảo vệ khỏi sự lây nhiễm của đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Shuttestock/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

“Chế độ tiêm chủng sẽ bao gồm 2 mũi tiêm chính, cách nhau 21 ngày, nhưng trẻ em sẽ được tiêm với liều lượng thấp hơn (10 microgram) so với liều sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên (30 microgram)”, HSA cho hay.

Đây là lần đầu tiên vaccine COVID-19 được phép sử dụng ở Singapore cho nhóm tuổi từ 5-11.

Quyết định này được đưa ra sau khi HSA tiến hành đánh giá kỹ lưỡng dữ liệu với sự tham vấn của hai nhóm chuyên gia từ Ủy ban Cố vấn thuốc của HSA và Hội đồng Chuyên gia về Bệnh truyền nhiễm.

Dựa trên những dữ liệu hiện có, giới chuyên gia cho biết lợi ích vượt trội so với rủi ro khi sử dụng vaccine ở nhóm dân số trẻ và vaccine cũng đáp ứng những tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và hiệu quả.

Bộ Y tế Singapore thông tin rằng ngay sau khi nhận được các liều vaccine giao đến, chương trình tiêm chủng sẽ ngay lập tức bắt đầu trước cuối năm nay.

Các chuyên gia nhận định, điều quan trọng là phải tiêm phòng cho trẻ em để giảm nguy cơ nhiễm virus và ngăn trẻ đối mặt với diễn biến bệnh nặng hơn.

Được biết, tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em đang gia tăng, bên cạnh tỷ lệ nhiễm mới trong cộng đồng cũng tăng lên nhanh chóng tại Singapore. Mặc dù trẻ em có nguy cơ nhiễm COVID-19 thấp hơn, song một số trẻ sau khi nhiễm lại diễn biến nặng, nguy hiểm đến tính mạng và có các biến chứng muộn nghiêm trọng, chẳng hạn như MIS-C (hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em) và cần phải được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).

Vấn đề lây nhiễm ở trẻ cũng rất đáng được quan tâm, nhất là khi trẻ em cũng dành một khoảng thời gian đáng kể để sinh hoạt trong môi trường chung, nơi bất chấp những nỗ lực của cơ quan chức năng và ban, ngành liên quan, khả năng lây nhiễm vẫn rất cao khi các em tương tác với bạn bè. Điều này cũng đem đến rủi ro cho các thành viên trong gia đình.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với liều lượng của vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech/Comirnaty ở trẻ từ 5-11 tuổi cho thấy vaccine có hiệu quả làm giảm khoảng 90% nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng. Dữ liệu này đã được nộp cho các cơ quan có thẩm quyền của Mỹ và HSA.

Về tác dụng phụ, tác dụng phụ thường gặp ở trẻ em đã tiêm chủng phòng bệnh thường chỉ từ nhẹ đến trung bình. Trẻ em trong độ tuổi này cũng gặp ít tác dụng phụ hơn so với những người từ 16–25 tuổi.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.