Thứ Hai, 29/10/2018 16:14

Số ca nhiễm COVID-19 mới ở Ấn Độ chạm mốc kỷ lục toàn cầu

Tính đến ngày 29/4, số ca nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ đã vượt mốc 18 triệu ca với gần 380.000 trường hợp mới, chính thức phá vỡ kỷ lục thế giới.

Toàn cầu thúc đẩy hỗ trợ y tế cho Ấn Độ chống dịchTổng giám đốc WHO: "Tình hình ở Ấn Độ hơn cả đau lòng"Thế giới bày tỏ tình đoàn kết, ủng hộ Ấn Độ giữa khủng hoảng Covid-19Dịch COVID-19 ở Ấn Độ ngày càng nguy cấp, Mỹ tăng tốc viện trợCOVID-19: Ấn Độ ghi nhận kỷ lục mới về số ca tử vong hàng ngày

Số ca nhiễm COVID-19 mới ở Ấn Độ chạm mốc kỷ lục toàn cầu. Ảnh minh họa: AFP/Báo Lao động

Sự bùng nổ bệnh lây nhiễm một phần được nhận định nguyên nhân là do sự xuất hiện và lây lan của một loại biến thể mới, cũng như việc đất nước vẫn tổ chức hàng loạt những sự kiện chính trị và tôn giáo. Chính điều này đã đẩy tình hình dịch đi xa một cách nghiêm trọng, bệnh viện thiếu giường bệnh, thiếu Oxy và thuốc men.

Được biết, chỉ riêng tháng này, Ấn Độ đã ghi nhận thêm 6 triệu trường hợp nhiễm mới.

K. VijayRaghavan, Cố vấn Khoa học của Chính phủ Ấn Độ cho biết, chính phủ nước này cần phải hành động nhiều hơn nữa để chuẩn bị cho đợt dịch thứ hai.

“Đã có những nỗ lực lớn của chính quyền trung ương và tiểu bang trong việc tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng của bệnh viện và chăm sóc sức khỏe trong đợt dịch đầu tiên. Tuy nhiên, khi đợt dịch này suy giảm, cảm giác về sự cấp bách vẫn còn ở đó”, Cố vấn Khoa học K.VijayRaghavan cho hay.

Cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 đặc biệt nghiêm trọng ở New Delhi, với số người tử vong quá cao, trong bệnh viện phải chứng kiến cảnh 3 bệnh nhân nằm chung 1 giường bệnh.

Thậm chí, các xe cứu thương phải đưa thi thể của các nạn nhân COVID-19 đến các cơ sở hỏa táng tạm thời, được xây dựng trong công viên và bãi đỗ xe, nơi các thi thể bị thiêu trực tiếp trên giàn hỏa táng...

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong biên bản cập nhận tình hình dịch tễ hàng tuần của mình rằng, Ấn Độ chiếm 38% trong tổng số 5,7 triệu trường hợp được báo cáo trên toàn cầu trong tuần trước.

Trước tình trạng này, nhiều quốc gia cùng chung tay giúp đỡ Ấn Độ vượt qua đại dịch.

Cụ thể, ngày 28/4, Singapore cho biết họ đã cử 2 máy bay chở nguồn cung Oxy đến Ấn Độ và Đức cũng sẽ cung cấp 120 máy thở cho nước này.

Nga cũng đang gửi hàng trợ cấp khẩn cấp đến Ấn Độ, bao gồm hỗ trợ về Oxy, máy thở và thuốc. Trong khi đó, Thụy Sĩ cũng gửi 1 triệu USD đến cho các bệnh viện.

Cùng ngày 28/4, Anh thông báo sẽ gửi 3 “nhà máy Oxy” lớn bằng các container tới Ấn Độ sau chuyến hàng viện trợ đầu tiên đáp Ấn Độ trong tuần này.

Mỹ gửi đến nguồn hỗ trợ trị giá 100 triệu USD, gồm 1.000 bình Oxy, 15 triệu khẩu trang N95 và 1 triệu kit xét nghiệm chẩn đoán nhanh.

Đài Loan ngày 29/4 cho biết họ đã mua 150 máy tập trung Oxy và dự định sẽ gửi đến Ấn Độ vào cuối tuần này.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.