Chủ Nhật, 28/10/2018 08:32

Toàn cầu thúc đẩy hỗ trợ y tế cho Ấn Độ chống dịch

Ngày 27/4, nguồn cung y tế quan trọng được các nước trên toàn cầu hỗ trợ đã bắt đầu đến Ấn Độ, khi nước này chứng kiến tình trạng các bệnh viện khan hiếm Oxy và giường bệnh cho bệnh nhân nhiễm COVID-19, cùng với đó là tỷ lệ lây nhiễm gia tăng đã đẩy số người tử vong do đại dịch lên đến con số hơn 200.000 người.

Thế giới bày tỏ tình đoàn kết, ủng hộ Ấn Độ giữa khủng hoảng Covid-19Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giớiẤn Độ triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 lớn nhất thế giớiDịch COVID-19: Số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn cầu vượt mốc 80 triệuDịch bệnh COVID-19 ngày 1/12: Thế giới có hơn 63,5 triệu ca mắc

Số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở Ấn Độ vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Ảnh minh họa: Reuters/Người Lao động

Một chuyến hàng từ Anh, bao gồm 100 máy thở và 95 máy tập trung Oxy đã đáp đến thủ đô New Delhi. Thêm vào đó, quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết Pháp sẽ gửi 8 máy tập trung Oxy cỡ lớn đến trong tuần này. Ireland, Đức và Australia cũng đang điều động vận chuyển máy tâp trung Oxy, máy thở đến cho Ấn Độ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc giúp đỡ Ấn Độ và cho biết rằng Mỹ đang đợi để có thể gửi vaccine COVID-19 đến nước này.

Được biết, các quan chức Mỹ vừa qua đã nhất trí hỗ trợ bền vững cho Ấn Độ trong việc giúp quốc gia này đối phó với tình hình đại dịch diễn biến vô cùng phức tạp.

Điều này được thể hiện rõ nhất với khoảnh khắc Điều phối viên Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Kurt Campbell phát biểu rằng: “Bạn chỉ cần cho tôi biết các bạn cần gì và chúng tôi sẽ làm điều đó”.

Trong một diễn biến có liên quan, chuyến tàu “Oxygen Express” đầu tiên của Ấn Độ đã đến New Delhi, chở đầy 70 tấn Oxy từ một bang ở phía Đông. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng gây nên do đại dịch vẫn chưa nguôi ngoai ở thành phố 20 triệu dân – nơi hiện được xem là tâm điểm của làn sóng lây nhiễm chết người.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng đang làm việc tích cực để cung cấp 4.000 máy tập trung Oxy cho Ấn Độ. Ngoài ra, với nhu cầu vaccine COVID-19 vượt quá nguồn cung ở đất nước 1,3 tỷ dân, hai nhà sản xuất dược phẩm Mỹ cũng đã đưa ra đề nghị hỗ trợ.

Vào đầu tuần này, Gilead Sciences cho biết họ sẽ cung cấp cho Ấn Độ ít nhất 450.000 lọ thuốc kháng virus remdesivir. Ngày 27/4, Merck & Co cũng thông tin rằng họ đang hợp tác với 5 nhà sản xuất thuốc generic ở Ấn Độ để mở rộng sản xuất và tiếp cận thuốc thử nghiệm Molnupiravir, giúp điều trị COVID-19 của mình.

Cũng trong cụm tim về đại dịch, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador ngày 27/4 cũng lên tiếng hoan nghênh các dấu hiệu đại dịch nay đã giảm bớt ở quốc gia. Tình hình tích cực này hoàn toàn trái ngược với các khu vực khác ở Mỹ Latinh, với COVID-19 đang hoành hành nghiêm trọng.

“Số ca nhiễm COVID-19 đang giảm. Tác hại của dịch bệnh trên toàn quốc cũng chứng kiến xu hướng tương tự. Chúng ta vẫn phải chú ý chăm sóc tốt cho bản thân, song đây vẫn là một tin tốt”, Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador chia sẻ.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh con số chính thức về lượng người tử vong ghi nhận của Mexico là khoảng 215.000 người.

Ở Mexico, Thứ trưởng Bộ Y tế Hugo Lopez-Gatell cho biết đã có 14 tuần liên tiếp Mexico ghi nhận số ca nhiễm mới giảm, tỷ lệ tử vong và nhập viện cũng vậy. Nói một cách rõ hơn, số người tử vong hàng tuần đã giảm từ 9.549 người xuống còn 1.621 người trong khoảng thời gian này. Cùng lúc đó, số ca nhập viện cũng giảm 79%.

Giáo sư y khoa Malaquias Lopez tại Đại học Tự trị Quốc gia Mexico nhận định sự cải thiện này có thể một phần là nhờ tiêm phòng vaccine COVID-19 và những thành quả trong quá trình tiến đến miễn dịch cộng đồng của đất nước.

Diễn biến dịch chậm lại dẫn đến việc nới lỏng hạn chế ở nhiều khu vực, bao gồm thành phố Mexico, nơi các văn phòng tư nhân đã được phép mở cửa hoạt động trở lại từ ngày 26/4 với công suất làm việc được giảm bớt.

Trở lại với Mỹ, chính phủ nước này mới đây cũng cho biết rằng Mỹ đang nới lỏng các hạn chế COVID-19 còn lại đang áp dụng cho sinh viên quốc tế, bật đèn xanh cho công dân Trung Quốc có thể bắt đầu đi học lại tại các trường đại học Mỹ.

Động thái này đáp ứng những yêu cầu của các trường, vốn đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tài chính thu từ sinh viên nước ngoài, trong đó có đến 1/3 là từ sinh viên Trung Quốc.

Ngoại trưởng Antony Blinken thông tin, sinh viên Trung Quốc, Iran, Brazil và Nam Phi có visa hợp lệ sẽ đủ điều kiện để được miễn các lệnh cấm nhập cảnh kéo dài trong năm qua do lo ngại về nguy cơ có thể lây truyền COVID-19.

Quyết định này là “phù hợp với cam kết của Bộ Ngoại giao” trong chuỗi nỗ lực tạo thuận lợi cho việc đi lại hợp pháp đến Mỹ.

Tương tự từ tháng 3, chính quyền của ông Joe Biden đã nới lỏng hạn chế đối với sinh viên quốc tế đến từ Liên minh châu Âu (EU) và Anh.

Theo quy định miễn trừ mới nhất, sinh viên quốc tế sẽ cần phải có visa để theo học tại các trường đại học, với các lớp bắt đầu từ ngày 1/8 hoặc muộn hơn. Đồng thời không được nhập cảnh vào Mỹ sớm hơn 1 tháng.

Tất cả vẫn phải tuân theo yêu cầu của Mỹ là xuất trình xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Mỗi năm, Mỹ có hơn 1 triệu sinh viên quốc tế theo học trên toàn quốc. Theo Bộ Thương mại Mỹ, họ đóng góp 45 tỷ USD cho nền kinh tế nước này, tính riêng năm 2018.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Chiều 22/2, Công ty Bảo hiểm PVI Huế và các đối tác hỗ trợ đã trao 60 triệu đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Dần, trú tại thôn Chính An, xã Phong Chương, huyện Phong Điền.