Thứ Năm, 23/04/2020 09:55

Số lượng nữ doanh nhân cao hơn, đồng nghĩa với đói nghèo toàn cầu thấp hơn

Đây là tiêu đề một bài viết của các chuyên gia cao cấp đến từ Đại học Monash Malaysia và Đại học Monash Australia.

Hội Nữ Doanh nhân tỉnh tặng 500 suất quà cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khănViệt Nam đạt nhiều tiến bộ về bình đẳng giới

Bài viết cho rằng, doanh nhân là một động lực của tăng trưởng kinh tế, có thể thúc đẩy sự phục hồi sau đại dịch COVID-19. Thế nhưng, trong khi phụ nữ sáng tạo và đổi mới như nam giới, số lượng nữ doanh nhân vẫn đang ít hơn rất nhiều so với nam doanh nhân. Tỷ lệ trung bình của các chủ doanh nghiệp nữ dao động ở mức khoảng 25%, và tỷ lệ trung bình của các hộ nữ kinh doanh cá thể là dưới 35%.

Công nghệ số giúp trao quyền cho phụ nữ tại các nền kinh tế mới nổi. Ảnh minh họa: TTXVN

Trên toàn cầu, hơn 16 triệu phụ nữ đang sống trong cảnh nghèo đói so với nam giới, do khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực kinh tế không bình đẳng. Bên cạnh đó, các nữ doanh nhân vi mô cũng bị ảnh hưởng không cân xứng, khi gần như tất cả các quốc gia áp dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Sân chơi bình đẳng trong môi trường kinh doanh kỹ thuật số

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đại dịch này đã buộc các doanh nghiệp phải nắm bắt công nghệ để chuyển sang trực tuyến. Qua đó, một sân chơi bình đẳng trong bối cảnh thế giới trở nên kỹ thuật số hơn có thể kéo tỷ lệ đói nghèo giảm xuống.

Cụ thể, các công cụ kỹ thuật số đã và đang thay thế những hoạt động tương tác và giao dịch vật lý. Công nghệ thông tin và truyền thông được xác định là một công cụ thiết yếu để tạo điều kiện cho việc trao quyền năng về kinh tế cho phụ nữ ở các nền kinh tế mới nổi.

Theo đó, công nghệ thông tin và truyền thông sẽ cho phép các nữ doanh nhân vi mô bắt đầu và phát triển doanh nghiệp. Một khi đã bắt tay vào kinh doanh, họ có thể tiếp cận xa hơn đến khách hàng, trở nên hiệu quả hơn và xây dựng doanh nghiệp theo những cách mà họ đã không thể làm trước đây. Kết quả là địa vị xã hội và chất lượng cuộc sống của phụ nữ có thể được cải thiện.

Thu hẹp khoảng cách giới tính kỹ thuật số

Bài viết cũng lưu ý rằng, đối với những lợi ích nói trên, không phải ai cũng đang được hưởng lợi như nhau. Trên quy mô toàn cầu, chỉ có 57% phụ nữ sử dụng Internet, so với ước tính khoảng 62% ở nam giới vào năm 2020.

Tuy khoảng cách giới tính kỹ thuật số này đang được thu hẹp trên khắp tất cả các khu vực, phụ nữ vẫn bị “gạt ra ngoài lề” trong môi trường kỹ thuật số ở nhiều trong số những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Đây cũng là những nơi mà việc truy cập trực tuyến có khả năng mang lại những tác dụng mạnh mẽ nhất.

Các yếu tố liên quan đến khoảng cách kỹ thuật số này bao gồm tuổi tác, tình trạng khuyết tật, giới tính, mù chữ, mức thu nhập, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn của các hoạt động kinh tế.

Bất chấp những nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường việc áp dụng thương mại điện tử trong giai đoạn đại dịch COVID-19, các nữ doanh nhân vi mô phải đối mặt với những trở ngại về mặt xã hội và cấu trúc đã không thể tham gia.

Từ đó, các tác giả của bài viết đề xuất, để hỗ trợ thúc đẩy việc áp dụng thương mại điện tử, các nhà hoạch định chính sách có thể xem xét việc nghiên cứu về vai trò của các hệ thống niềm tin chung trong việc áp dụng công nghệ. Những niềm tin chung khác nhau sẽ tạo ra những suy nghĩ khác nhau đối với công nghệ mới. Những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng một cách khác nhau đến nhận thức và phản ứng của các nữ doanh nhân vi mô đối với việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, các nữ doanh nhân vi mô có tư duy phát triển lớn hơn sẽ có nhiều khả năng hơn để nhận thấy rằng, công nghệ dễ sử dụng và hữu ích. Từ đó, có xu hướng áp dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp của họ cao hơn. Việc trau dồi tư duy phát triển cũng có thể sẽ là một kênh đầy hứa hẹn để thúc đẩy việc sử dụng thương mại điện tử nhiều hơn, có ý nghĩa quan trọng đối với tinh thần kinh doanh.

Bài viết kết luận, giải quyết khoảng cách giới trong tinh thần kinh doanh là điều rất cần thiết để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cải thiện khả năng cạnh tranh, tăng năng suất, cũng như tạo việc làm. Tất cả những điều này sẽ giúp đạt được mục tiêu xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The Jakarta Post, Creative commons & 360info)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho phụ nữ
Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho phụ nữ

Chiều 7/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) và Kỷ niệm 1982 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tại điểm cầu Huế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng đại diện Hội Doanh nhân nữ tỉnh tham dự.

Tỷ lệ gia tăng lao động trong doanh nghiệp đang chững lại
Tỷ lệ gia tăng lao động trong doanh nghiệp đang chững lại

Theo Tổng cục Thống kê, kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2021 cho thấy, quy mô doanh nghiệp (DN) của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 vẫn duy trì mô hình chủ yếu là DN nhỏ và vừa, đồng thời tỷ lệ gia tăng lao động chững lại so với giai đoạn 2006-2016…