Thứ Bảy, 07/04/2018 09:40

Tạo ra một nền kinh tế ASEAN+3 mạnh mẽ hậu đại dịch

Hệ thống tài chính quốc tế hiện đại đã xuất hiện sau sự tàn phá của Thế chiến thứ II. Kể từ đó, nó tiếp tục được định hình bởi những đợt suy thoái lịch sử, gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Đông Timor bắt đầu quá trình gia nhập WTOASEAN, Anh cam kết tăng cường hợp tácBối cảnh năng lượng tương lai của ASEAN hậu COVID-19Các cường quốc tầm trung cần vun đắp mối quan hệ với ASEANNghị sỹ và học giả Nga đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ASEAN

Ảnh minh họa: AFP/Baoquocte.vn

Ngày nay, đại dịch COVID-19 đang đặt hệ thống tài chính toàn cầu vào một bài test nghiêm ngặt. Cùng với đó, thách thức chưa từng có đối với khu vực ASEAN+3 bao gồm 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc càng nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của hợp tác tài chính khu vực.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, các nền kinh tế ASEAN+3 đã và nỗ lực tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn tài chính cho khu vực. Hội nghị thường niên Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 là tâm điểm cho hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế và tài chính.

Để đạt được mục tiêu này, năm 2000, các nước ASEAN+3 đã quyết định thành lập Sáng kiến Chiang Mai (CMI), mạng lưới an toàn tài chính của khu vực. CMI là một mạng lưới các thỏa thuận trao đổi song phương giữa các nước ASEAN+3 nhằm cung cấp thanh khoản bằng USD cho các thành viên khi cần thiết và bổ sung hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Vào tháng 3/2010, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, CMI đã phát triển thành Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM), theo đó các thỏa thuận trao đổi sẽ được điều chỉnh bởi một thỏa thuận duy nhất. Được biết kể từ khi thành lập CMIM đã được nâng cấp hai lần.

Tại cuộc họp gần đây nhất, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương khối ASEAN+3 đã trao đổi quan điểm về triển vọng kinh tế toàn cầu và khu vực, cũng như thảo luận về các chính sách đối phó với rủi ro và thách thức phát sinh từ đại dịch COVID-19.

Trong vài tháng qua, các nhà hoạch định chính sách của khu vực đã triển khai nhiều biện pháp liên quan đến đại dịch dưới hình thức hỗ trợ tài chính, tiền tệ và tín dụng có mục tiêu cho hộ gia đình và doanh nghiệp… Trong bối cảnh đó, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương đã công bố một thỏa thuận lịch sử nhằm tăng cường cơ chế CMIM. Điều này chắc chắn sẽ giúp các quốc gia thành viên đối phó tốt hơn với rủi ro gia tăng và sự không chắc chắn do đại dịch gây ra.

Cải tiến mới nhất sẽ cho phép các thành viên tiếp cận đến 40% hỗ trợ từ CMIM mà không cần IMF đồng tài trợ. Hơn nữa, các thành viên cũng đã nhất trí xây dựng tùy chọn sử dụng loại tiền tệ riêng cho tài trợ khủng hoảng CMIM ngoài đồng USD.

Những sửa đổi này sẽ có hiệu lực khi tất cả các nước thành viên ASEAN+3 hoàn thành tiến trình ký kết, giúp củng cố hơn nữa CMIM như một cơ chế tự lực mạnh mẽ và đáng tin cậy của khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng và sự phù hợp của nó trong mạng lưới an ninh tài chính toàn cầu.

Về vấn đề này, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (ARMO) đã được thành lập vào năm 2011 để tiến hành giám sát tình hình kinh tế vĩ mô khu vực và hỗ trợ CMIM, đóng vai trò quan trọng như “một bác sĩ gia đình đáng tin cậy” để hỗ trợ các thành viên của nhóm….

Kể từ khi bùng phát dịch, COVID-19 đã gây ra thiệt hại nặng nề cho cả nhân mạng và nền kinh tế quốc gia. Trong khu vực ASEAN+3, các nhà hoạch định chính sách đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn cần thiết để kiểm soát sự lây nhiễm của virus. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.

Với nền kinh tế toàn cầu ngày càng kết nối với nhau. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng quốc tế và những thách thức mà nhiều ngành phải đối mặt đã chứng tỏ tầm quan trọng của việc giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của khu vực trước các cú sốc về kinh tế và tài chính. Trong khi tăng trưởng dự kiến sẽ giảm mạnh với nhiều nền kinh tế trong năm nay, giới chuyên gia kỳ vọng các nền kinh tế ASEAN+3 sẽ phục hồi và có dấu hiệu đáng mừng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, với quỹ đạo không chắc chắn của đại dịch, các nước ASEAN+3 vẫn cần phải cảnh giác và lên kế hoạch thận trọng để bảo vệ mức tăng trưởng và ổn định tài chính trong khu vực.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.