Thứ Hai, 17/06/2019 08:18

Thanh niên và phụ nữ là nhóm dễ bị tổn thương nhất

Theo một báo cáo được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 16/12, thanh niên và phụ nữ ở khu vực Đông Nam Á phải gánh chịu gánh nặng của tình trạng mất việc làm trong đại dịch COVID-19.

Châu Á: Gần 1/3 số việc làm bị mất đi liên quan đến ngành du lịchOECD: COVID-19 đã “xoá sổ” 22 triệu việc làm ở các nước tiên tiến

Lao động nữ nằm trong số những nhóm dễ bị tổn thương nhất bởi đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, báo cáo của ADB phát hiện rằng, những người từ 15-24 tuổi, vốn chiếm chưa đến 15% lực lượng lao động ở Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, đã chiếm lên tới 45% việc làm bị mất đi trong giai đoạn cao điểm của đại dịch hồi năm 2020.

Tại Thái Lan, phụ nữ chiếm 60% tổng số việc làm bị mất đi, bao gồm 90% trong lĩnh vực sản xuất trong quý II năm 2020.

Bên cạnh đó, đại dịch cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng giữa lao động có tay nghề và lao động phổ thông, tác động đến những lao động có kỹ năng thấp, cũng như lao động có trình độ trung bình.

Lao động phi chính thức, lao động tự do, lao động tạm thời và lao động di cư nằm trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất.

Báo cáo của ADB xem xét đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến thị trường lao động ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam kể từ khi đại dịch bùng phát. Qua đó, giúp các nhà hoạch định chính sách xác định các ưu tiên, cũng như những hạn chế và cơ hội để phát triển và thực hiện các chiến lược thị trường lao động hiệu quả trong quá trình phục hồi kinh tế và hơn thế nữa.

Cũng theo ADB, khu vực Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng nặng nề trong quý II năm 2020; khi các biện pháp kiểm soát của Chính phủ ở mức nghiêm ngặt nhất; trong thời gian đó, cứ 5 lao động ở Philippines thì có 1 người bị mất việc làm, hoặc rời bỏ lực lượng lao động hoàn toàn.

Bà Ayako Inagaki, Giám đốc Phát triển Con người và Xã hội của ADB khu vực Đông Nam Á nhận định: “Các quốc gia cần tăng cường đầu tư vào vốn con người và huy động những nguồn lực trong nước, nhằm xây dựng các chương trình bảo trợ xã hội bền vững, bao trùm; đồng thời tăng cường đóng góp cho bảo hiểm xã hội”.        

Báo cáo nói thêm, lao động trẻ có nhiều khả năng mất việc làm hơn, chủ yếu do họ chiếm ưu thế trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, chẳng hạn như khách sạn và nhà hàng, cũng như thương mại bán buôn và bán lẻ.

Trong khi đó, phụ nữ, ở tất cả các quốc gia được nghiên cứu trong báo cáo và trên tất cả các nhóm tuổi, có nhiều khả năng rời khỏi lực lượng lao động hơn, chủ yếu để chăm sóc gia đình trong thời gian xảy ra đại dịch.

Phụ nữ tái gia nhập lực lượng lao động vào đầu năm 2021 chủ yếu là lao động tự do hoặc trong khu vực phi chính thức, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của họ về lâu dài, báo cáo của ADB nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ adb.org)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp
Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp

Gắn với thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp hội phụ nữ ở TP. Huế đã và đang nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp.

Luôn hết mình vì công việc
Luôn hết mình vì công việc

Là chiến sĩ trẻ tiêu biểu của Đoàn Thanh niên Công an tỉnh, những năm qua, Thượng úy Lê Viết Quốc Vũ, Bí thư Đoàn Thanh niên, cán bộ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh không ngừng phát huy tinh thần trách nhiệm, vừa làm tốt công tác chuyên môn vừa sáng tạo, chủ động xây dựng các công trình, phần việc thanh niên; xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Không để ai bị bỏ lại phía sau
Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bằng những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.