Thứ Tư, 12/07/2017 09:58

Triển vọng tích cực bị che mờ bởi những bất ổn

Tờ Foreign Policy dẫn tin, sau một năm 2018 đầy biến động và phiên bản 2019 đã chứng kiến nhiều chuyển biến, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như sản xuất toàn cầu và nông nghiệp Mỹ, triển vọng chung cho nền kinh tế toàn cầu trong năm tới có thể nói là lạc quan đáng kinh ngạc.

Kinh tế châu Á sẽ lần đầu tiên vượt qua phần còn lại của thế giớiNăm 2020 phải đạt được kết quả tổng thể cao hơn năm 2019

Dự báo năm 2020: Những biến số của nền kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Hầu hết các nhà dự báo chính thống đều cho rằng, cơn bão tồi tệ nhất đã qua và hi vọng tăng trưởng toàn cầu sẽ phục hồi. Lý do cho sự lạc quan này là bởi các ngân hàng trung ương trên thế giới đã triển khai chính sách hỗ trợ tài chính dễ thở hơn, góp phần bù đắp một phần ảnh hưởng của chiến tranh thương mại và đầu tư sụt giảm của năm 2019, đồng thời hứa hẹn thúc đẩy sự phục hồi lớn mạnh trong năm tiếp theo.

Tuy nhiên, những kỳ vọng tăng trưởng nêu trên chỉ là giả thuyết, trên thực tế, nền kinh tế toàn cầu đang nằm trên một nền tảng tiềm tàng nhiều khó khăn, thách thức như sự phục hồi của các thị trường mới nổi như Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang bị cản trở trong những năm gần đây. Ngoài ra, cũng có những tác động khác đến từ căng thẳng thương mại, vấn đề “bom nợ”, bùng nổ thị trường...

Trước những thách thức này, các nhà kinh tế dự đoán nhiều khả năng tăng trưởng vào năm 2020 của thế giới sẽ theo hướng đi xuống.

“Rủi ro giảm tăng trưởng dường như đang chiếm lĩnh triển vọng nói chung”, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, trong báo cáo mới nhất về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu. Cho dù đó là căng thẳng thương mại đang sôi sục, tình hình Brexit, sự chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc, hay tái cơ cấu thị trường, rủi ro địa chính trị... có thể gây lo lắng cho triển vọng, nhìn chung vẫn cần phải đặc biệt chú ý đến những rủi ro cho thể phá vỡ nền kinh tế toàn cầu trong năm tới. Cụ thể là những vấn đề sau:

Chiến tranh thương mại

Bất chấp thỏa thuận sơ bộ đã được ấn định giữa Mỹ và Trung Quốc về một thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, với lời hứa hẹn ít nhất là sẽ “đình chiến” giữa hai cường quốc lớn của thế giới, các cuộc chiến thương mại sẽ còn mất rất nhiều thời gian để kết thúc hoàn toàn.

Ngay cả khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thống nhất sẽ tạm thời ngưng gia tăng căng thẳng, cho phép thương mại giữa hai nước phục hồi một phần, song phần lớn các mức thuế mà Tổng thống Donald Trump áp lên Trung Quốc vẫn sẽ được giữ nguyên. Cộng thêm những mức thuế mà Trung Quốc vẫn áp lên hàng hóa của Mỹ, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nhận định rằng, khoảng 2/3 lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ và hơn ½ xuất khẩu Mỹ sang Trung Quốc vẫn sẽ chịu mức thuế tương ứng rất cao.

Ngoài ra, căng thẳng thương mại không chỉ dừng lại giữa Washington và Bắc Kinh. Với một phiên bản mới của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã hoàn thành và một thỏa thuận tạm ngưng căng thẳng với Trung Quốc trong tay, hiện các nhà đàm phán thương mại Mỹ đang quay trở lại với các vấn đề về thuế của Mỹ áp lên sản phẩm thép của châu Âu, cũng như thuế suất của Mỹ áp lên sản phẩm của khối xung quanh những tranh chấp về trợ cấp cho Airbus – Boeing và cả việc Mỹ áp thuế 100% lên hàng hóa nhập khẩu của Pháp nhằm đáp trả việc Pháp áp thuế dịch vụ kỹ thuật số. Hiện tình hình đang vô cùng phức tạp.

Vấn đề Brexit

Là một trong những vấn đề nổi cộm, Vương Quốc Anh sẽ chính thức rời khỏi khối Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 1 này, song gần như đây chỉ là phát súng khởi đầu cho những áp lực tiếp theo bao gồm: hoàn tất một thỏa thuận thương mại tự do giữa Anh và EU trước cuối năm 2020 – một “hạn chót” mà các quan chức châu Âu cảm thấy gần như là không thể đáp ứng được.

Thêm vào đó, Mỹ kỳ vọng sẽ thiết lập nên thỏa thuận thương mại tự do của riêng mình đối với Anh vào năm tới. Mặc dù thỏa thuận có thể sẽ kéo Anh lại gần Mỹ hơn về khía cạnh điều tiết kinh tế, song đồng nghĩa Anh cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để kết thúc bất kỳ thỏa thuận lớn nào với châu Âu.

Căng thẳng giữa các nền kinh tế lớn, cùng với sự chấm dứt trong khả năng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giới chuyên gia nhận định có thể “chiếc cùm thương mại” sẽ rất khó để xóa bỏ.

Quả bom nợ

Trên toàn cầu, nợ - cho dù là nợ doanh nghiệp, nợ hộ gia đình hay nợ quốc gia, bất kể ở quốc gia phát triển hoặc đang phát triển đều ghi nhận ở mức cao. Trong bản báo cáo đặc biệt thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới (WB), một vấn đề được lưu ý rằng, mức nợ toàn cầu đã đạt mức cao nhất vào khoảng 230% trong năm 2018, cùng lúc, mức nợ đã và đang ngày càng tăng kể từ giai đoạn này. Cụ thể, tăng trưởng về nợ đặc biệt đáng báo động ở các thị trường mới nổi. Với 50 nghìn tỷ USD nợ, các thị trường này thường dễ bị tổn thương trước bất kỳ cú shock nào.

Số tiền nợ toàn cầu ở mức khổng lồ tức là bất kỳ sự điều chỉnh nào của thị trường tài chính, dù được kích hoạt bởi chiến tranh thương mại đang tiếp tục diễn ra phức tạp, hay doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp vỡ nợ... đều sẽ gây nên tác động ngay lập tức, đặc biệt ở những quốc gia thiếu khả năng, chính sách đối phó.

Trong bối cảnh mức nợ đang gia tăng, ảnh hưởng của căng thẳng thị trường tài chính đang ngày càng mở rộng. Ngay cả đối với những nền kinh tế tiên tiến như Mỹ, nguy cơ bị tổn thương cũng rất cao, nhất là khi nước này có nhiều doanh nghiệp mắc nhiều nợ.

Rủi ro địa chính trị

Vấn đề này bao gồm cả những rắc rối về chính trị trên thế giới, từ căng thẳng đang ngày càng leo thang giữa Mỹ và Iran, đến sự hỗn loạn xảy ra ở khắp khu vực Bắc Phi và căng thẳng ngày càng tăng ở châu Á, trong đó có chương trình hạt nhân của Triều Tiên, hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và vấn đề bạo động, biểu tình ở Hongkong, Đài Loan.

Một khi căng thẳng Mỹ - Iran ngày càng nghiêm trọng, với Iran ngày càng bất mãn trước áp lực gây nên bởi chính quyền Trump, nhiều khả năng những động thái tiếp theo sẽ khiến giá dầu leo thang. Điều này sẽ đóng vai trò như một cú hích cực mạnh tác động đến tăng trưởng toàn cầu.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Foreign Policy)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023
Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023

Năm 2022 được cho là năm trở lại của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, năm này lại được đánh dấu bằng một xung đột, lạm phát kỷ lục và các thảm họa liên quan đến khí hậu. Có thể nói rằng, năm 2022 là một năm “đa khủng hoảng”, một thuật ngữ được phổ biến bởi nhà sử học Adam Tooze.

“Duy trì mặt bằng lãi suất hiện nay là cố gắng lớn”
“Duy trì mặt bằng lãi suất hiện nay là cố gắng lớn”

Theo TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, vì Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn đưa ra tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất năm 2023, nên tại Việt Nam, lãi suất sẽ không thể giảm nhanh được. “Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức hiện nay đã là một thành công, một cố gắng rất lớn của hệ thống ngân hàng”, TS Nguyễn Hữu Huân cho biết.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm tốc xuống 2,4 trong năm 2023
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm tốc xuống 2,4% trong năm 2023

Nền kinh tế toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng ​​khi ước tính sẽ giảm xuống còn 2,4% trong năm 2013, Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc (KIEP) cho biết ngày 10/11. Theo KIEP, sự giảm tốc này là do tác động của việc thắt chặt tiền tệ mạnh tay ở các nền kinh tế lớn và những rủi ro địa chính trị kéo dài.