Thứ Bảy, 24/06/2017 11:17

Trung Quốc lắp điện cao áp trong chuồng lợn để diệt dịch tả lợn châu Phi

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) ngày 23/12 đưa tin thử nghiệm này sẽ được tiến hành tại một trang trại lợn tầm trung ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Giáo sư Liu Binjiang, một nhà khoa học làm việc cho chính phủ Trung Quốc là người phụ trách thử nghiệm này.

Trung Quốc tái định hình thị trường thịt toàn cầu do ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu PhiHeo rừng Trung Quốc có thể truyền bệnh dịch tả lợn châu Phi sang NgaNguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi không loại trừ quốc gia nàoTả lợn châu Phi – Mối đe dọa với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêngTrung Quốc tăng cường hỗ trợ cho nông dân thiệt hại nặng vì dịch ASF

Minh họa về ý tưởng lắp điện cao áp trong chuồng lợn. Ảnh: SCMP

Theo đó, đường dây điện cao áp sẽ được lắp đặt quanh trang trại nơi có 2.000 con để hình thành điện trường mà các nhà khoa học cho rằng có thể “thanh lọc không khí” và tiêu diệt virus gây dịch tả lợn châu Phi.

Giáo sư Liu Binjiang từng tiến hành chương trình kết hợp điện trường và ánh sáng nhân tạo để kích thích cây trồng sinh trưởng đồng thời giảm bệnh tật.

Lần này, ông Liu Binjiang và các đồng nghiệp tại trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc dự định tạo điện trường 50 kilovolt – gấp 400 lần mức điện thế tiêu chuẩn trong hộ gia đình tại Mỹ.

Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng điện cao áp có thể tiêu hủy những chất như ammonia, hạ aerosol có nguồn gốc tự nhiên từ 50-90%, diệt vi khuẩn và tạo phân tử mang điện âm trong không khí khiến những chất gây ô nhiễm không khí trở thành “vô hại”.

Tuy là điện cao áp, nhưng mức độ hạt hạ nguyên tử trong đường dây điện lại vô cùng thấp, chỉ ở khoảng 1 microampere – tạo điện trường không gây nguy hiểm với động vật và con người.

Giá thịt lợn tại Trung Quốc đã tăng mạnh do dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Reuters

Giáo sư Liu Binjiang khẳng định rằng khi đường dây điện cao áp được sử dụng để nâng cao chất lượng không khí tại một nông trại ở tỉnh Hồ Bắc, một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại Trung Quốc vì dịch tả lợn châu Phi, không có con lợn nào ở đó chết vì dịch bệnh này.

Do đó, Giáo sư Liu Binjiang cho biết thử nghiệm tại Tứ Xuyên có thể cung cấp dữ liệu mới để các viện nghiên cứu của chính phủ phân tích.

Ông Li nhận định trường hợp trang trại tại tỉnh Hồ Bắc là “may mắn” và mới chỉ có 1 trường hợp do vậy để chứng minh được hiệu quả của điện trường trong việc chống lại dịch tả lợn châu Phi thì “cần có thêm bằng chứng”.

Trung Quốc phát hiện trường hợp mắc tả lợn châu Phi đầu tiên vào tháng 8/2018 tại tỉnh Liêu Ninh. Đến nay đã có hàng triệu con lợn tại nước này chết vì dịch. Trong khi đó, giá thịt lợn ở Trung Quốc đã tăng vọt, các chuyên gia ước tính dịch tả lợn châu Phi có thể gây thiệt hại 1 nghìn tỷ nhân dân tệ đối với kinh tế nước này.

Triệu chứng mắc dịch tả lợn châu Phi là con vật chán ăn, tăng nhiệt, nôn, tiêu chảy, khó thở, đứng không vững. Dịch tả lợn châu Phi không lây lan từ lợn sang người.

Lợn lây dịch tả lợn châu Phi do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua côn trùng như ve. Virus dịch tả lợn châu Phi có thể ẩn mình vài tháng trong thịt lợn đã qua xử lý và thậm chí vài năm trời trong thịt lợn đông lạnh. Dịch tả lợn châu Phi được cho thường lan truyền trong những con lợn sống ở môi trường vệ sinh kém.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.