Thứ Hai, 07/08/2017 14:50

Virus corona: Các nhà sản xuất khẩu trang trong tình trạng quá tải

Tiếng máy móc không ngừng vang vọng khắp khu vực của một nhà máy ở Pháp trong tuần này. Đây là kết quả không ngờ từ đợt bùng phát dịch bệnh do chủng mới của virus corona gây ra, gần như làm tê liệt các thành phố ở Trung Quốc và những khu vực khác ở châu Á, theo một bài viết vừa được đăng tải trên tạp chí The New York Times.

Vương quốc Anh xác nhận trường hợp thứ 3 nhiễm virus coronaVẫn còn một đoạn đường rất dài để thành công trong trận chiến vaccine virus CoronaDịch virus corona ảnh hưởng đến kinh tế và chính trị toàn cầuNhật Bản xác nhận thêm 10 trường hợp nhiễm corona trên tàu du lịchASEAN đối phó với mối đe dọa từ virus Corona

Khẩu trang y tế được sản xuất tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Công ty Kolmi Hopen ở Pháp là nơi đang sản xuất một mặt hàng đột nhiên trở thành một trong những mặt hàng nóng nhất thế giới: khẩu trang y tế.

Nhà máy nằm ở thành phố Angers của Pháp thường sản xuất khoảng 170 triệu khẩu trang mỗi năm; nhưng trong tuần trước, các đơn đặt hàng đã đạt con số đáng kinh ngạc lên tới 500 triệu chiếc, hộp thư đến của bộ phận bán hàng liên tục tràn ngập với tốc độ 1 tin nhắn cứ mỗi 2 phút. Kolmi Hopen đang chạy đua để thuê thêm nhân công nhằm đáp ứng máy móc hoạt động liên tục 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.

"Chúng tôi đang sản xuất khẩu trang nhanh nhất có thể. Nhưng nhu cầu vẫn tiếp tục gia tăng", ông Guillaume Laverdure, Giám đốc điều hành công ty Medicom, công ty mẹ của Kolmi Hopen có ​​trụ sở tại Canada cho hay.

Đợt bùng phát của virus corona tạo ra một cuộc chạy đua khẩu trang trên khắp Trung Quốc và tại các thành phố lớn.

Nhằm hạn chế sự lây lan của virus, Chính phủ Trung Quốc yêu cầu người dân mang khẩu trang mỗi khi họ ra ngoài. Các chuyên gia y tế cho biết, một khi đã được sử dụng, khẩu trang phải được thay thế bằng một khẩu trang mới. Điều này làm thúc đẩy sự bùng nổ nhu cầu sử dụng khẩu trang.

Cảnh tượng những người xếp hàng trong hàng giờ đồng hồ để mua khẩu trang y tế, và rồi phải ra về tay không khi các hiệu thuốc "cháy hàng", đang trở nên quen thuộc.

"Tôi không thể tìm thấy dù là một chiếc khẩu trang để mua", bà Sandy Lo, 60 tuổi, ở Hồng Kông nói. Bà cũng đã tái sử dụng khẩu trang cũ, "bởi vì tôi có thể làm gì khác?", bà Sandy Lo giải thích.

Ngày 3/2, Chính phủ Trung Quốc cho biết đang rất cần khẩu trang y tế và các dụng cụ bảo hộ y tế khác, họ sẽ bắt đầu nhập khẩu chúng từ châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ để bù đắp cho sự thiếu hụt.

Trong khi đó, một nhà máy khác của Medicom, nơi sản xuất khẩu trang ở thành phố Augusta, Georgia cũng đang tăng cường hoạt động sản xuất.

Theo các nhà khoa học, không có nhiều bằng chứng cho thấy khẩu trang thực sự bảo vệ những người khỏe mạnh, trong khi rửa tay có thể là điều quan trọng hơn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh virus corona không ngừng lây lan, với hàng ngàn trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh và hàng trăm trường hợp tử vong, các chuyên gia lo ngại rằng, nguồn cung cấp khẩu trang và các dụng cụ bảo hộ y tế khác sẽ cạn kiệt ở những quốc gia khác. Các hiệu thuốc ở Mỹ cũng bắt đầu báo cáo tình trạng thiếu hụt.

Sự tràn ngập của các đơn đặt hàng tại Kolmi Hopen cho thấy sự gián đoạn quy mô lớn mà Trung Quốc có thể tạo ra trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho cả những sản phẩm chuyên dụng nhất, nếu các nhà máy ở đó không hoạt động hết công suất.

Chỉ riêng Trung Quốc đã sản xuất khoảng một nửa số lượng khẩu trang y tế của thế giới, khoảng 20 triệu chiếc mỗi ngày, tương đương hơn 7 tỷ chiếc mỗi năm, cung cấp cho các bệnh viện và nhân viên y tế ở nhiều quốc gia. Đài Loan chiếm 20% nguồn cung toàn cầu.

Hoạt động sản xuất trước đó đã chậm lại do các nhà máy Trung Quốc ngừng hoạt động trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào đầu tháng 1. Một số địa điểm xung quanh thành phố Vũ Hán, tâm chấn của đợt bùng phát dịch bệnh do chủng mới của virus corona gây ra, vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sản xuất và đang hoạt động với công suất khoảng 60%, theo Chính phủ Trung Quốc.

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể trở nên tồi tệ hơn bởi thực tế là các nguyên liệu sản xuất khẩu trang và mặt nạ phòng độc được sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau.

Hơn 90% khẩu trang y tế được bán ở Mỹ được sản xuất ở nước ngoài, theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ. Các nguyên liệu có thể không chỉ dựa vào Trung Quốc và Đài Loan, mà còn ở Nhật Bản, Việt Nam, Mexico và Colombia.

"Những quốc gia này có thể dễ dàng cắt đứt chuỗi cung ứng của chúng tôi", ông Laurie Garrett, một chuyên gia chính sách, và là một phóng viên từng đoạt giải thưởng Pulitzer, người đã viết về Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), Ebola và các đợt bùng phát dịch khác nhận định.

Các nhà cung cấp sản phẩm y tế trên toàn cầu, bao gồm cả những gã khổng lồ như Honeywell và 3M, đang nỗ lực để tìm nguồn thay thế. Cả 2 công ty này cho biết, họ đang chứng kiến sự tăng mạnh về nhu cầu và đang chuyển sang tăng cường sản xuất ở bất cứ nơi nào họ có thể.

Tại Medicom, các quan chức cũng đưa ra một kế hoạch khẩn cấp trong tuần này đối với nhà máy ở Angers, nhằm bổ sung thêm công nhân mới với mục đích hướng tới sản xuất suốt ngày đêm. Công ty này đang sản xuất ra hơn 1 triệu khẩu trang mỗi ngày, gấp đôi số lượng bình thường, ông Guillaume Laverdure nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ NYTimes)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xử lý xe quá tải, nồng độ cồn Thường xuyên, liên tục
Xử lý xe quá tải, nồng độ cồn: Thường xuyên, liên tục

“Xử lý xe cơi nới, chở quá khổ, quá tải và nồng độ cồn là việc làm thường xuyên, không phải đợi đến đợt cao điểm mới triển khai hoặc xong cao điểm là dừng”, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh khẳng định.

“Mạnh tay” hơn với xe quá khổ, quá tải
“Mạnh tay” hơn với xe quá khổ, quá tải

Xe chở hàng quá khổ, quá tải từ lâu đã khiến người dân bất an khi di chuyển trên các tuyến đường. Để ngăn chặn tình trạng này, lực lượng chức năng địa phương không ngừng tăng cường kiểm tra, xử lý quyết liệt, ngăn ngừa vi phạm từ gốc.