Thứ Ba, 29/04/2008 14:23

“Siêu giàu” từ chăn nuôi

Hai tỷ phú chăn nuôi mà chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu sau đây là một già một trẻ; một chuyên chăn nuôi bò và một chăn nuôi lợn. Một là nông dân thực thụ và một là trí thức tự nguyện làm nông dân. Họ khác nhau ở nhiều điểm nhưng có cùng chung một điểm cơ bản là lập nghiệp bằng hai bàn tay trắng nhưng chứa đựng một khát vọng làm giàu cháy bỏng.

Đến Pleiku chiều hôm trước, sáng hôm sau chúng tôi sắp xếp về huyện Chư Sê. Những ngày ở Chư Sê chúng tôi được ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê đưa đi thăm rất nhiều trang trại. Chúng tôi thật sự bất ngờ và thích thú với qui mô, cách nghĩ cách làm của những nông dân thời hiện đại. Những nông dân là ông chủ trang trại, có trong tay từ mười đến vài chục người làm công, có nhà cửa nguy nga, đi ô tô đời mới.

Lúc ráng chiều ươm đỏ trên cao nguyên, cũng là lúc từng đàn bò hàng trăm con của ông Nguyễn Đình Phúc lục tục kéo nhau về chuồng. Huyện Phú Thiện nơi ông Phúc ở cách thành phố Pleiku khoảng 80 km. Lần đầu hẹn vì ông bận công việc phải về quê ở Thủy Thanh (huyện Hương Thủy) để làm nhà thờ họ nên đến lần thứ hai, chúng tôi trở lại trên đường đi Đắc Lắc mới gặp được ông.
 
Suốt dọc tuyến đường từ quá Chư Sê khoảng 20 km về Phú Thiện, kéo dài trên 20 km là rải rác các trại bò của ông. Vì nay đã lớn tuổi, con cái cũng trưởng thành nên ông giao một phần tài sản của mình cho con nên các trại bò của ông mới có tên Phúc Huy. Phúc là bố, Huy là con. Thời kỳ cao điểm ông Phúc có gần 3.000 con bò. Với người nông dân, đó là một con số khó hình dung nổi. Hiện tại, cả những tài sản mà ông đã chia cho con là khoảng 2.000 con. Cứ tính trung bình một con bò 5 triệu thì nguồn tài sản này đã là 10 tỷ.
 
Ông bắt đầu nuôi bò từ năm 1986. Ban đầu cũng không nhiều lắm, sau đó phát triển dần lên. Cách nuôi bò của ông Phúc cũng hết sức độc đáo. Đàn bò của ông không tập trung một nơi mà chia ra làm nhiều trại, mỗi trại 70 - 80 con. Các trại cách nhau một khoảng cách nhất định để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên.
 
Có một điều chúng tôi thấy lạ đem trao đổi với ông, là một nguồn tài sản khổng lồ như vậy đem giao cho nhiều người ông không sợ hao hụt mất mát sao? Ông nói, đã làm ăn không việc gì phải sợ. Nhưng không sợ cũng có cái cách của nó. Đơn giản là ông đặt niềm tin vào những người làm công mà không một chút nghi ngờ. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Phải tạo điều kiện cho họ có thu nhập. Nói một cách khác là chia sẻ một phần lợi nhuận xứng đáng cho người làm công. Mỗi trại như thế là một gia đình chăn thả, với cách trả công - một con bò được nhận tiền công một năm 300.000 đồng (tính ở thời điểm năm 2010) và vài ba con bê con tùy theo mức độ sinh sản của đàn. Như vậy tiền công mà người nuôi được nhận khoảng 25 - 30 triệu một năm. Thế nhưng, cái lợi lớn của người chăn không phải ở tiền công mà chính là nguồn phân bò. Với hàng trăn ngàn ha hồ tiêu, cà phê trên vùng cao nguyên, hàng năm cần một lượng phân chuồng khủng khiếp. Nguồn phân bò trở nên đắt giá. Một đàn bò đưa lại nguồn thu từ phân không dưới 50 triệu đồng một năm. Vất vả đó, nhưng người làm thuê ở đây thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với những công nhân của một số ngành công nghiệp khác.
 
Ồng Phúc còn làm được một việc nữa trong chăn nuôi mà chưa thấy một tổ chức đoàn thể nào làm được. Đó là việc ông chọn những con bò đực vạm vỡ cho nông dân nuôi để có sức kéo. Mỗi con bò lớn như thế này nguồn vốn không nhỏ. Có thời điểm ông cho bà con nuôi đến 200 con. Một người nông dân mới trình độ lớp 2, đi lên từ hai bàn tay trắng, rồi thành một tỷ phú. Cũng là điều đáng ngạc nhiên.
 
Và một trang trại khác. Trại heo của anh Lê Văn Phúc, quê ở Lộc Trì, Phú Lộc.
 
Anh Phúc là sinh viên của Trường đại học Y Huế. Tốt nghiệp ra trường anh lên làm việc ở Chư Sê. Anh là một trong những bác sĩ được người dân tín nhiệm ở vùng đất này. Anh bảo với chúng tôi rằng, không hiểu vì sao, cứ hễ là bác sĩ từ lò Y khoa Huế (dĩ nhiên là với nhiều người anh biết) lên vùng Tây Nguyên làm việc phần lớn là được người dân tín nhiệm. Mở phòng mạch riêng là y như rằng không có ngày nghỉ.
 
Một góc trang trại nuôi heo của anh Phúc - ảnh TP online
Ở đây tôi xin không nói về nghề y của anh. Tôi chỉ muốn nói về anh với tư cách là một ông chủ trang trại. Khoảng 12 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản và mua con giống để hình thành một trang trại nuôi heo công nghiệp qui mô khép kín (đó là chưa kể nguồn vốn của 7 ha đất, một phần dành để chăn nuôi, 3 ha cà phê và 3.000 gốc tiêu). Thời điểm chúng tôi đến trong trang trại có 1.300 con, trong đó có 300 heo nái, 600 heo thịt. 400 heo sữa.
 
Heo được nuôi trong một môi trường công nghjệp. Heo nái nuôi trong chuồng có hệ thống làm lạnh luôn ở nhiệt độ ổn định khoảng 24 -25 độ C. Có nhạc hòa tấu. Theo tính toán của anh Phúc, cứ nuôi 60 heo nái cho lãi ròng 30 triệu đồng một tháng. Nghĩa là 360 triệu một năm. 300 heo nái hiện có cứ thế nhân lên thu lãi ròng 1,8 tỷ một năm. Không dừng lại ở qui mô này, anh dự tính sẽ đầu tư tiếp để nâng quy mô 600 heo nái và 4.000 heo thịt.
 
Chiều hôm ấy, sau một ngày làm việc cật lực, chúng tôi được ông Nguyễn Phước Bính mời bữa cơm thân mật tại nhà ông. Không chỉ có chúng tôi với ông, ông Bính còn điện thoại cho nhiều người bà con gốc Huế ở gần đó đến dự cùng. Một bữa tiệc vui tươi, tình cảm và nồng ấm dư vị quê hương...
 
Lê Phương
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển hệ sinh thái khoa học công nghệ thông qua đổi mới sáng tạo
Phát triển hệ sinh thái khoa học công nghệ thông qua đổi mới sáng tạo

Ngày 15/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên năm 2023 “Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam đến năm 2030 - Chính sách và thực tiễn”.

Nghiệm thu cơ sở đề tài KH CN “Nghiên cứu cơ sở khoa học của xây dựng chuẩn đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018”
Nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN “Nghiên cứu cơ sở khoa học của xây dựng chuẩn đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018”

Sáng ngày 19/12/2023, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN “Nghiên cứu cơ sở khoa học của xây dựng chuẩn đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018”, mã số CT.2022.10.VKG.01, do PGS.TS. Chu Cẩm Thơ làm chủ nhiệm. Đây là một trong chuỗi 17 đề tài thuộc Chương trình KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng chuẩn đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong các môn học và hoạt động giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, mã số CT.2022.10.

Phim “Nhà bà Nữ” hết Tết chưa hết “hot”
Phim “Nhà bà Nữ” hết Tết chưa hết “hot”

Công bố đạt doanh thu 250 tỉ sau 8 ngày công chiếu (khởi chiếu ngày 1 Tết), thời điểm này Nhà bà Nữ vẫn chưa hết “hot”. Không chỉ đứng vững ở các rạp với suất chiếu giờ đẹp, nhiều rạp còn tăng suất kịch khung (18 suất/ ngày). Người nói “xuất sắc”, người chê “như món bánh canh quá mắm, thừa đường” nhưng Nhà bà Nữ vẫn kéo khán giả đến rạp bất chấp những tranh cãi, rằng đây có phải là tác phẩm điện ảnh hoàn chỉnh hay không?