Thứ Năm, 25/01/2018 14:57

Báo động nguy cơ cháy rừng

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 31 vụ cháy rừng, riêng trên địa bàn TP. Huế có đến 14 vụ là con số báo động. Sự chủ quan, thiếu ý thức của người dân khi đốt nhang, vàng mã… là nguyên nhân chính dẫn đến cháy rừng.

Thay đổi để thích ứng với tình hình mớiCháy 3 ha rừng thông ở Núi BânPhòng cháy, chữa cháy rừng: Cần sự vào cuộc đồng bộ“Nín thở” trong mùa khôThủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừngHơn 150 người đương đầu với "giặc lửa"Bảo vệ màu xanh cho quê hương

Các lực lượng vào cuộc, nhanh chóng dập lửa

Mới nhất là vụ cháy rừng thông ở phường An Tây (TP. Huế) xảy ra cách đây vài ngày (22/7). Ngọn lửa bùng phát lúc 10 giờ cùng ngày, được cho xuất phát từ việc người dân đốt nhang, vàng mã tại các ngôi mộ.

Nhận được tin báo, lực lượng kiểm lâm đã thông tin đến các cơ quan chức năng, huy động lực lượng, phương tiện đến dập đám cháy. Theo đó, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ, cứu nạn -Công an tỉnh đã điều 3 xe chữa cháy, 1 xe chỉ huy và hàng chục cán bộ, chiến sĩ tham gia phối hợp với lực lượng kiểm lâm, chính quyền và Nhân dân địa phương tổ chức ngăn chặn lửa lây lan.

Ngoài huy động nhiều bồn chứa nước lớn, vòi xịt nước, việc phát đường băng, đường ranh cản lửa được cho là hiệu quả cao trong quá trình xử lý các vụ cháy rừng, tránh lây lan diện rộng. Sau gần hai giờ tích cực triển khai các biện pháp chữa cháy, các đám cháy cơ bản được dập tắt; ước tính diện tích bị thiệt hại gần 3.000m2, chủ yếu cháy phần thực bì và 2/3 thân cây thông.

Trước đó, tối ngày 20/7, tại khu vực đồi thông ở phường An Tây cũng xảy ra cháy rừng thông cảnh quan, đặc dụng. Đám cháy ngay sau đó được các lực lượng dập tắt kịp thời, không để lây lan diện rộng. Chi cục Kiểm lâm xác định nguyên nhân cháy rừng do người dân bất cẩn khi đốt nhang, vàng mã tại nghĩa trang.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Đội trưởng Đội Quản lý- Bảo vệ rừng thuộc Công ty TNHH NN 1 TV Lâm nghiệp Tiền Phong nhận định, nắng nóng gay gắt, kéo dài như hiện nay, dự báo cháy rừng ở cấp nguy cơ, nguy hiểm cao. Ông Tuấn cảnh báo, người dân trong quá trình viếng lăng mộ, thắp hương, đốt vàng mã, vui chơi giải trí ở các khu rừng cảnh quan, đặc dụng như Thiên An, Ngự Bình… cần phải thận trọng khi sử dụng lửa. Người dân cần phải chờ nhang, vàng mã cháy hết và dội nước tắt hẳn mới ra về.

Ông Mai Văn Tâm, Trưởng phòng Quản lý – Bảo vệ rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh thông tin, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP. Huế xảy ra 10 vụ cháy rừng gây thiệt hại khá lớn diện tích rừng thông cảnh quan. Số vụ cháy rừng liên tục xảy ra chỉ trong vòng một tháng nay là con số đáng báo động.

Phần lớn các vụ cháy đều xảy ra trong khung giờ từ 16 giờ đến 21 giờ hàng ngày và tái bùng phát vào sáng hôm sau. Đây là khung giờ mà người dân thường đến viếng mộ, thắp nhang, đốt vàng mã. Trong khi đó, tại các khu rừng thông cảnh quan hiện nay tồn tại lớp thực bì khô khá dày; cộng thời thời tiết nắng nóng, khô hanh nên chỉ cần sơ suất nhỏ khi vứt tàn thuốc bừa bãi, bất cẩn, chủ quan khi đốt nhang, vàng mã sẽ dẫn đến các vụ cháy đáng tiếc.

Chính sự bất cẩn, chủ quan, thiếu ý thức của một bộ phận người dân là thách thức đối với các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là các khu vực rừng thông cảnh quan, đặc dụng rất dễ xảy ra cháy.

Một vụ cháy rừng ở An Tây

Ông Mai Văn Tâm nhận định, từ nay đến tháng 8/2020, khu vực Trung Bộ nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng còn nắng nóng gay gắt, kéo dài. Các biện pháp PCCCR đang được cơ quan chức năng tích cực triển khai; tuy nhiên khi ý thức của một bộ phận người dân còn thấp sẽ là thách thức lớn đối với các lực lượng trong bảo vệ rừng mùa nắng nóng.

Một trong những biện pháp được cho tối ưu nhất hiện nay là công tác tuyên truyền, vận động người dân nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR. Trong quá trình tuần tra, giám sát rừng, lực lượng kiểm lâm tổ chức tuyên truyền lưu động, cảnh báo nguy cơ, nguyên nhân và các biện pháp PCCCR đến với các hộ dân sống cạnh rừng và những người dân viếng mộ.

“Tuần lửa rừng” cũng là một trong những biện pháp hiệu quả trong công tác PCCCR. Những ngày này, các lực lượng kiểm lâm thường xuyên tuần tra rừng, kể cả ban đêm để phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời các đám cháy khi mới bùng phát. Đây cũng là biện pháp để các lực lượng có thể phát hiện kịp thời các đối tượng vi phạm nhằm có biện pháp răn đe, giáo dục, xử lý theo quy định của pháp luật.

Quy chế phối hợp giữa các lực lượng, ban ngành như công an, quân đội, kiểm lâm, chính quyền địa phương… đã được triển khai ngay từ đầu năm. Thực tế qua các vụ cháy thời gian qua, quy chế phối hợp đã thật sự phát huy hiệu quả khi các lực lượng vào cuộc xử lý, ngăn chặn kịp thời các đám cháy, tránh lây lan diện rộng. Trong điều kiện ngành kiểm lâm còn thiếu các thiết bị, phương tiện, nhân lực PCCCR thì sự vào cuộc của các lực lượng vũ trang, huy động phương tiện, bồn nước, vòi xịt, bàn dập lửa… đã kịp thời ngăn chặn đám cháy, hạn chế tối đa thiệt hại cho rừng.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Huế đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy rừng thông. Tính đến ngày 25/7/2020, có tổng số 31 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị cháy là 3,69 ha, diện tích rừng bị thiệt hại hoàn toàn ước tính là 0,54 ha, diện tích có khả năng phục hồi là 3,15 ha. Diện tích rừng bị cháy chủ yếu là rừng thông đặc dụng ở khu vực núi Ngự Bình, Tam Thai, Thiên Thai do Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong quản lý. Có đến 14/31 vụ phải huy động đến lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để điều động xe cứu hỏa, mỗi lượt từ 2-5 xe. Tổng số lượt người tham gia chữa cháy khoảng 1.700 người/vụ. Có ngày xảy ra 2 - 3 vụ cháy, đa số các  vụ cháy xảy ra ban đêm khiến việc chữa cháy rừng của các lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023
WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023

Theo Tạp chí Bloomberg ngày 7/1, Ngân hàng Thế giới (WB) lo ngại “những cú sốc bất lợi hơn nữa” có thể sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái trong năm nay; trong đó, các quốc gia nhỏ sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương.

UNCTAD Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023
UNCTAD: Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023

Theo một báo cáo mới vừa được công bố ngày 14/12 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), tổng giá trị thương mại toàn cầu dự kiến sẽ đạt gần 32.000 tỷ USD trong năm nay, nhưng lạm phát cao đã làm đảo ngược một số thành tựu đạt được trong những tháng gần đây. Theo đó, các nhà phân tích cho rằng, tăng trưởng toàn cầu đã chuyển sang đà “tiêu cực” trong nửa cuối năm 2022.

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố
Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố

Hôm nay (28/11), Australia đã lần đầu tiên sau 8 năm hạ mức độ đe dọa khủng bố từ “có thể xảy ra” xuống mức “có thể” (tương đương từ mức cao xuống mức trung bình), với lý do nguy cơ bị những kẻ cực đoan tấn công đã giảm xuống, tin từ Reuters cho biết.