Thứ Ba, 30/10/2018 08:58

Chỉ số kinh tế tháng 4 nhiều tín hiệu tích cực

Doanh nghiệp đăng kí thành lập mới tăng, chỉ số giá tiêu dùng giảm, hoạt động xuất nhập khẩu đạt tốc độ tăng cao nhất cùng kì 10 năm qua…

Tăng trưởng kinh tế & việc làmCông bố đánh giá giữa kỳ xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEANCục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục giữ mức lãi suất cơ bản gần bằng 0Tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội từ chuyển đổi sốỨng cử viên xây dựng chương trình hành động cụ thể để vận động bầu cửPhát triển du lịch nông nghiệp: Chưa bài bản, thiếu liên kết - kỳ 2: Không để sản phẩm ở “lưng chừng”

Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn so với cùng kỳ trước; chỉ số giá tiêu dùng giảm; hoạt động xuất nhập khẩu đạt tốc độ tăng cao nhất cùng kỳ 10 năm qua; chỉ số gia nguyên-nhiên-vật liệu tăng, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng cao nhất giai đoạn đoạn 2017-2021…Những thông tin này vừa được Tổng cục Thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tư khẳng định trong “Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm”.

Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nhiệm kỳ mới tăng lên rõ rệt, đặc biệt sau thành công thực hiện “mục tiêu kép” khi doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng Tư tăng cả về số lượng - với 14,9 nghìn doanh nghiệp, tăng cả số vốn đăng ký - bình quân khoảng 12,1 tỷ đồng và tăng ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.

Bên cạnh đó, còn có gần 19,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; 51,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể.

Đáng chú ý, các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung đẩy mạnh thực hiện vốn từ ngân sách: cả tháng 4 ước đạt 6,6% kế hoạch năm. So với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách đạt mức cao nhất giai đoạn 2017-2021, tương đương 98,7 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 5,5 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tương đương 142,8 triệu USD

Tháng 4, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 25,5 tỷ USD, tính chung 4 tháng tương đương 103,9 tỷ USD, tập trung các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU. Kim ngạch nhập khẩu trong tháng đạt 27 tỷ USD; Tính chung 4 tháng tương đương 102,61 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Tính chung, hoạt động xuất, nhập khẩu 4 tháng qua đạt tốc độ tăng cao nhất giai đoạn 10 năm qua.

Giá lương thực, thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; giá điện, nước sinh hoạt giảm theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng này giảm 0,04% so với tháng trước. Bình quân 4 tháng, CPI tăng 0,89% -là mức tăng thấp nhất 5 năm qua. Lạm phát cơ bản 4 tháng tăng 0,74%.

Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, Tổng cục Thống kê cho biết, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, các địa phương phía Bắc tập trung chăm sóc cây trồng vụ đông xuân; các địa phương phía Nam tập trung thu hoạch lúa, hoa màu vụ đông xuân và gieo trồng lúa hè thu. Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, chăn nuôi lợn trên đà hồi phục. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông-lâm sản, thủy sản được khơi thông, mở rộng.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 ước tính tăng cao - 24,1% so với cùng kỳ trước do dịch Covid-19 được kiểm soát, đồng thời các Hiệp định thương mại tự do phát huy hiệu quả. Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10% so với cùng kỳ trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo đóng góp 10,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Theo VOV.VN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thâu đêm cứu lúa
Thâu đêm cứu lúa

Lực lượng cán bộ thuỷ lợi canh trực, cùng tất cả các trạm bơm điện, bơm dầu vận hành thâu đêm để cứu lúa đông xuân.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.