Thứ Sáu, 22/05/2020 14:10

Đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trước phòng vệ thương mại

Nâng cao năng lực ứng phó trước phòng vệ thương mại (PVTM) để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của DN và các ngành sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh là trọng tâm của Hội nghị tổng kết thực thi Nghị định số 10/2018/NĐ-CP liên quan đến PVTM do Sở Công thương phối hợp với Cục PVTM - Bộ Công thương tổ chức sáng 22/11.

Tăng cường giám sát gian lận xuất xứ và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớmHoa Kỳ gia hạn điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép nhập khẩu từ Việt NamCảnh báo sớm - lá chắn giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro11 nhóm sản phẩm xuất khẩu có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mạiSử dụng hiệu quả chính sách phòng vệ thương mại khi tham gia các FTA

Cơ hội & sức ép

Theo ông Chu Thắng Trung, khi năng lực sản xuất, xuất khẩu của các DN Việt Nam tăng trưởng nhanh thì đồng thời, sức ép cạnh tranh cũng gia tăng

Hướng dẫn các doanh nghiệp (DN), hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước cách thức xử lý khi gặp phải các vụ kiện PVTM, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của DN và các ngành sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, tại hội nghị, các DN, hiệp hội, cơ quan hữu quan đã được phổ biến các biện pháp PVTM trong hệ thống pháp luật Việt Nam và WTO; đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật PVTM trong thực tiễn điều tra và ứng phó PVTM trong các vụ việc PVTM; ngăn chặn gian lận xuất xứ hàng hóa (C/O) và một số vấn đề DN thường gặp trong việc xin cấp C/O.

Cung cấp thông tin đến các DN trên địa bàn tỉnh, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục PVTM cho hay, là thành viên của WTO từ tháng 1/2007, đồng thời, thực hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có quan hệ thương mại tự do với 55 đối tác thương mại thông qua ký kết 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 2 FTA.

Trong số 14 FTA đã có hiệu lực, Hiệp định Đối tác toàn diện & tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) là 3 FTA thế hệ mới với các cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại.

Điều này đã thúc đẩy mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, đem lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro gia tăng gian lận nguồn gốc xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế PVTM.

Theo ông Chu Thắng Trung, năm 2021, với việc xuất khẩu hơn 336 tỉ USD, tăng 19% so với năm trước đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nền kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, khi năng lực sản xuất, xuất khẩu của các DN Việt Nam tăng trưởng nhanh thì đồng thời, sức ép cạnh tranh cũng gia tăng.

“Mặc dù WTO và các FTA đều hướng đến mục tiêu dỡ bỏ rào cản thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển, nhưng các khuôn khổ này vẫn cho phép nước thành viên sử dụng một số công cụ chính sách thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước hàng hóa nhập khẩu. Trong số đó, biện pháp PVTM là công cụ được sử dụng nhiều nhất. Có nghĩa, hàng xuất khẩu chúng ta đang hưởng mức thuế thấp, có khi là 0% thì ngay lập tức mức thuế bị đẩy lên 200 - 300%. Với mức thuế đó, DN Việt Nam không thể duy trì nhập khẩu tại thị trường nước đó mà chỉ có thể đàm phán lại thị trường nước khác. Điều này gây khó khăn, khiến thị trường đứt đoạn, ảnh hưởng lớn đến DN”, ông Trung dẫn chứng.

Đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của DN

May mặc - một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thừa Thiên Huế 

Trong 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Thừa Thiên Huế ước đạt 919 triệu USD, tăng 7,67% so với cùng kỳ và đạt 81,3% kế hoạch năm, trong đó, nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng rõ nét. 

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến 9 tháng ước đạt 756,86 triệu USD, tăng 16,98% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 82,36%. Trong đó, hàng may mặc ước đạt 502 triệu USD, tăng 36,9%, gỗ và sản phẩm từ gỗ ước đạt 94,5 triệu USD, tăng 37,03%; xơ, sợi dệt các loại ước đạt 159,4 triệu USD, giảm 24,32%.  

Theo Sở Công thương, mặc dù kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng có tăng, giảm nhưng tính đến tháng 9/2022, các sản phẩm xuất khẩu của DN Thừa Thiên Huế đã có mặt tại 46 thị trường trên thế giới. Trong đó, thị trường chủ lực là Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, các nước châu Âu…

Ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công thương cho hay, các quy định về PVTM như Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp PVTM đã giúp DN Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng tăng tính chủ động trong rà soát thị trường, rà soát lại giá bán sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, tránh tăng trưởng xuất khẩu quá “nóng” vào một thị trường, thúc đẩy việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng, có thương hiệu.

Tuy nhiên, quy định về PVTM cũng gây ra những thách thức lớn cho DN khi có thể bị điều tra về bán phá giá và bị áp dụng các biện pháp PVTM nhiều hơn. Do đó, nếu DN chưa chủ động được các biện pháp PVTM để bảo vệ mình, cũng như chưa kịp thời kiến nghị các cơ quan nhà nước thực hiện các biện pháp PVTM sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, thậm chí một số DN còn bị mất thị phần và nảy sinh các vấn đề liên quan đến lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp xuất hiện, gây ảnh hưởng đến các DN làm ăn chân chính.

“Do đó, hội nghị này sẽ giúp các DN trên địa bàn tỉnh nắm bắt và sử dụng có hiệu quả các công cụ về PVTM để bảo vệ lợi ích chính đáng, đồng thời, xây dựng được các phương án dự phòng trong chiến lược phát triển sản xuất, xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để ứng phó với PVTM từ các nước bởi, DN là đối tượng chính mà các biện pháp PVTM nhắm đến”, ông Thanh nói.

“Để tiếp tục ứng phó hiệu quả các biện pháp PVTM trong thời gian tới, các DN, các ngành sản xuất phải tăng năng lực khai thác, sản xuất, nguyên liệu đầu vào, hướng tới sản xuất các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao. Có như vậy mới phát triển bền vững, giảm thiểu được nguy cơ bị điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM của các nước nhập khẩu, ông Trung khuyến nghị đến các DN trên địa bàn tỉnh.

Clip hội nghị tổng kết thực thi Nghị định số 10/2018/NĐ-CP liên quan đến PVTM do Sở Công thương tổ chức

Bài, ảnh, clip: HÀN ĐĂNG

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Tránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Phản hồi đề nghị của Bộ Tài chính về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nhiều điều khoản và quy định theo văn bản pháp luật cần sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu rau quả
Kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Năm 2022, rau quả là một trong bảy mặt hàng của ngành nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD. Dự báo, năm 2023, rau quả tiếp tục có nhiều lợi thế xuất khẩu với kỳ vọng kim ngạch sẽ vượt con số 3,34 tỷ USD năm 2022 để cán mốc 4 tỷ USD.