Thứ Tư, 06/05/2020 14:38

Đồng hành nền kinh tế xanh

Ở Huế dù đã có không ít những cuộc vận động, khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng túi ni lông, ly nhựa, hộp nhựa dùng một lần. Thế nhưng hiện nay nó lại ngày càng phổ biến, nhất ở các chợ, quán sá bán thức ăn, đồ uống...

Kinh tế xanh: Động lực tăng trưởng mới của hoạt động xuất nhập khẩuXanh hóa doanh nghiệp

Vật dụng đồ nhựa dùng một lần hiện rất phổ biến ở các quán ăn, đồ uống ở TP. Huế

Chúng tôi thường ghé vào quán cà phê trên đường Đống Đa (TP. Huế) để thư giãn sau giờ làm việc. Bao lần như thế, liếc vào chiếc bàn pha chế của cô chủ thấy đủ tất cả các loại đồ uống đều được đựng trong những chiếc ly nhựa, đi kèm muỗng nhựa, ống hút nhựa...  Cũng không ít lần mấy cháu nhờ bố mua giúp trà sữa, tôi thường vào một tiệm có thương hiệu được nhiều bạn trẻ biết đến ở đường Nguyễn Huệ (TP. Huế). Ở tiệm này dù là khách ngồi uống tại chỗ hay mang đi, tiệm đều bán theo dạng combo, gồm ly, ống hút, muỗng, tất cả đều bằng nhựa. Khi tôi nêu thắc mắc vì sao không sử dụng ly bằng thủy tinh hoặc bằng sứ để uống ngon, lịch sự hơn, một nhân viên tại tiệm này cho biết: "Sử dụng ly nhựa dùng một lần để đỡ tốn thời gian rửa; uống xong chỉ việc vứt vào thùng rác".

Khảo sát nhanh ở một số quán bán thức ăn, giải khát trên các tuyến đường ở TP. Huế phần lớn có một điểm chung là đều sử dụng ly, muỗng, ống hút, hộp đựng mang về bằng nhựa bán cho khách, kể cả khách uống tại quán hoặc mang đi.

Một cán bộ công tác ở Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh cho rằng, đồ nhựa dùng một lần giá rẻ lại tiện dụng nên nó trở nên phổ biến trong đời sống của người dân. Vì thế lượng rác thải nhựa (RTN) ngày càng tăng lên, đây là thách thức lớn đối với môi trường sống.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, RTN khi vào môi trường tự nhiên phải cần tới 400- 500 năm để phân hủy hoàn toàn. Các vi hạt độc hại có trong đồ nhựa có thể phân tán ngấm vào lòng đất, nguồn nước, hủy hoại môi trường sinh thái. Chưa kể các loại đồ nhựa rẻ tiền, không đảm bảo an toàn, khi sử dụng các chất nguy hại có thể hòa tan với đồ ăn thức uống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Hiện nay việc xử lý rác thải sinh hoạt, cũng như số lượng đồ nhựa dùng một lần thải ra nhiều gây quá tải, áp lực cho công tác xử lý rác thải của thành phố. Hơn nữa, ý thức phân loại rác tại nguồn của nhiều hộ dân chưa cao; không ít người vẫn còn vứt rác bừa bãi nơi công cộng, thậm chí cả mương, cống thoát nước gây ách tắc dòng chảy...

Để hạn chế việc sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần, cần sự phối hợp từ nhiều phía, từ cơ quan chức năng đến ý thức của người kinh doanh, tiêu dùng. Cơ quan chức năng cần yêu cầu các cơ sở kinh doanh cam kết hạn chế hoặc không sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần; tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân về tác hại sử dụng đồ nhựa này, nhất là sự độc hại của hạt vi nhựa. Đồng thời cần khuyến khích người dân, cơ sở kinh doanh sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và dễ tái chế sử dụng nhiều lần; khuyến cáo người dân tự ý thức bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng, giữ gìn môi trường sống bằng việc nói không với đồ nhựa sử dụng một lần...

Mọi người nên đồng hành, thay đổi nhận thức đúng về đồ dùng sinh hoạt thân thiện môi trường khi hiện nay tỉnh nhà triển khai dự án "Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung" do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF - Việt Nam) hỗ trợ và tập trung xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bài, ảnh: Song Văn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.