Thứ Sáu, 21/06/2019 19:08

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Hội thảo "Nghiên cứu kinh tế tuần hoàn và đánh giá khả năng áp dụng cho Thừa Thiên Huế" được Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức ngày 21/12. Hội thảo có sự tham gia tư vấn từ Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu…

Diễn đàn Kinh tế Thế giới hoãn hội nghị thường niên 2022 do lo ngại biến thể OmicronLan tỏa ý thức, trách nhiệm về độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc giaĐẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước

Đại diện UNDP chia sẻ về kinh tế tuần hoàn

So với kinh tế tuyến tính truyền thống, kinh tế tuần hoàn KTTH giúp giảm số lượng tài nguyên cần sử dụng và số lượng phế thải tạo ra, góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên và làm giảm các tác động ô nhiễm đến môi trường.

Theo các chuyên gia tham dự hội thảo, trong quá trình thực hiện lộ trình xây dựng nền KTTH sẽ gặp rất nhiều khó khăn từ việc thiếu thông tin dữ liệu, việc huy động sự tham gia của các ban ngành liên quan, sức ép từ thời gian thực hiện... Muốn thực hiện được kế hoạch cũng như định hướng trong phát KTTH đòi hỏi địa phương phải xác định được tiềm năng, thế mạnh và hướng đi của mình trong phát triển. Đồng thời, các chuyên gia cũng đề xuất những lĩnh vực có thể ưu tiên trong phát triển KTTH tại Thừa Thiên Huế như du lịch, cộng sinh công nghiệp - tái sử dụng và tận dụng chất thải công nghiệp…

Sau khi lắng nghe các ý kiến góp ý từ các chuyên gia, ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh chia sẻ, Thừa Thiên Huế đang xây dựng chiến lược phát triển bền vững trên nền tảng các mô hình đổi mới sáng tạo mang tính đặc thù, phù hợp với địa phương. Theo đó, mục tiêu Thừa Thiên Huế hướng đến chính là tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, thương mại, kinh tế trí thức, kinh tế xanh, KTTH, kinh tế số và công nghiệp văn hóa, giải trí. Vì thế, KTTH được xem là mũi nhọn và giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.

Các ý kiến từ các chuyên gia từ quan điểm, kinh nghiệm và cách thức triển khai sẽ là bước khởi động cho việc nghiên cứu và tham vấn chính sách cụ thể cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Điểm đến phải hấp dẫn
Điểm đến phải hấp dẫn

Không còn lâu nữa, nhà ga T2, Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài sẽ đưa vào khai thác. Đây là thời điểm cần chủ động các giải pháp để kết nối, đưa khách đến trong thời gian đến.