Thứ Sáu, 21/06/2019 14:35

Diễn đàn Kinh tế Thế giới hoãn hội nghị thường niên 2022 do lo ngại biến thể Omicron

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hôm qua (20/12) tuyên bố sẽ hoãn cuộc họp thường niên ở Davos vốn dự kiến sẽ diễn ra vào giữa tháng 1/2022, do sự lây lan của biến thể Omicron.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) sẽ diễn ra tại Davos vào tháng 1/2022Những tiếc nuối sau khi Diễn đàn WEF 2021 bị hủy bỏWEF hủy hội nghị thường niên năm 2021 tại SingaporeWEF 2020: Lãnh đạo các nước hợp tác đối phó biến đổi khí hậu, hướng đến tương lai ổn định toàn cầu

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thường được xem như một nền tảng cho những đột phá chính trị. Ảnh: AFP/TTXVN

Một tháng trước khi các nhà lãnh đạo kinh doanh và chính trị thế giới tập trung tại Davos, Thụy Sĩ, các nhà tổ chức cho biết đã quyết định hoãn lại sự kiện do vẫn không chắc chắn về những tác động của biến thể Omicron. WEF cũng cho biết sự kiện hiện đã được lên kế hoạch dời lại đến đầu mùa hè 2022.

Hội nghị thường niên của WEF, bắt đầu được tổ chức từ năm 1974, thường thu hút sự tham dự của khoảng 3.000 giám đốc kinh doanh, nhà tư tưởng chính trị và lãnh đạo nhà nước, cũng đã bị huỷ bỏ vào năm ngoái do COVID-19.

Trên website chính thức, WEF thông báo: “Tình hình đại dịch hiện nay khiến việc tổ chức một cuộc họp trực tiếp toàn cầu trở nên vô cùng khó khăn. Công tác chuẩn bị tuân theo sự tư vấn của chuyên gia và có sự hợp tác chặt chẽ của chính phủ Thụy Sĩ ở tất cả các cấp… Bất chấp các giao thức nghiêm ngặt về sức khỏe của hội nghị, khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron và tác động của nó đối với việc đi lại khiến việc trì hoãn là cần thiết”.

Thụy Sĩ đang thắt chặt các biện pháp hạn chế để đổi phó với đại dịch. Tuy nhiên, nước này hiện vẫn chưa chọn thực thi lệnh cấm cửa nghiêm ngặt hơn. 

Vào tháng 9, WEF cho biết cuộc họp ở Davos vào năm tới sẽ tập trung vào việc khai thác các công nghệ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và đảm bảo một tương lai công việc toàn diện hơn. 

Được biết, thay vì tham dự hội nghị vào tháng 1 tới, các khách mời sẽ tham gia một loạt các phiên họp trực tuyến có tên gọi “Nhà nước của Thế giới” với các nhà lãnh đạo toàn cầu.

Được thành lập bởi kỹ sư kiêm nhà kinh tế học người Đức Klaus Schwab, hội nghị WEF trong những năm trước đây thường đóng vai trò như một nền tảng cho những đột phá chính trị.

Năm 1989, Triều Tiên và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên tại Davos. Cũng tại hội nghị năm đó, Thủ tướng Đông Đức Hans Modrow và Thủ tướng Đức Helmut Kohl đã gặp nhau để thảo luận về việc thống nhất nước Đức.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

WEF Chi phí sinh hoạt là rủi ro ngắn hạn lớn nhất trên thế giới
WEF: Chi phí sinh hoạt là rủi ro ngắn hạn lớn nhất trên thế giới

Trong ấn bản mới nhất của Báo cáo rủi ro toàn cầu, được phát hành trước thềm Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, tổ chức này dự báo, thế giới sẽ chứng kiến thêm nhiều trường hợp tăng giá, những lo ngại về chi phí sinh hoạt, cũng như các lệnh cấm xuất khẩu.