Thứ Năm, 08/10/2015 14:58

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực bất ngờ giảm giá mạnh

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 3 tháng đầu năm 2018 đạt 8,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, một số mặt hàng suất khẩu chủ lực như: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... lại giảm giá mạnh.

Xuất khẩu rau quả vượt dầu thô nhưng “chỉ sang” được Trung QuốcThổ Nhĩ Kỳ: Xuất khẩu ô tô dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2017Xuất khẩu nông lâm thủy sản có thể đạt 31 tỷ USDKim ngạch xuất khẩu rau quả lần đầu "vượt mặt" dầu thô hơn 2.400 tỷ đồng

Theo Tổng cục Thống kê, quý I năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm sản và thủy sản tăng 4,05% - mức tăng cao nhất trong 13 năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 3 năm 2018 ước đạt 3,1 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2018 đạt 8,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Tuy nhiên, một số mặt hàng suất khẩu chủ lực của Việt Nam như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, chè… lại bất ngờ giảm mạnh về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, bởi giá xuất khẩu giảm khá sâu.

Hồ tiêu có sự giảm khá mạnh về giá xuất khẩu với gần 45% so với cùng kỳ năm 2017. Dù tăng về sản lượng xuất khẩu nhưng giá trị xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm vẫn giảm trên 37%, đạt 203 triệu USD.

Giá cao su giảm mạnh do nguồn cung tăng. Ảnh: TTXVN

Tiếp đến là cao su, mặt hàng này ước xuất khẩu được 272.000 tấn với 403 triệu USD, tăng 8,9% về khối lượng nhưng giảm gần 21% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Xuất khẩu cà phê ước đạt 520.000 tấn với 1 tỷ USD, tăng 15,1% về khối lượng nhưng lại giảm 1,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm đạt 1.945 USD/tấn, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2017. 

Lý giải về tình trạng trên, ông Trần Văn Công, Phó Cục trưởng Cục chế biến và thị trường (Bộ NN&PTNT) cho biết, với cà phê giá trị giảm 1,7%. Nguyên nhân là trong thời gian qua, giá cà phê thế giới giảm trung bình 14% so với cùng kỳ năm trước. Trên các sàn giao dịch lớn của New York, London, các hợp đồng kỳ hạn bị tác động bởi chính sách thương mại, tài chính của thế giới, đặc biệt là thị trường tài chính thế giới lớn có điều chỉnh về lãi suất, tác động tới giá cà phê thế giới đột ngột giảm.

Bên cạnh đó, một số nước sản xuất cà phê lớn như: Brazil, Indonesia… đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Những năm trước, các nước này trúng mùa, tín hiệu về nguồn cung dồi dào làm tăng nguồn cung cà phê thế giới. 

Thứ ba là liên quan đến chất lượng cà phê. Dù Việt Nam có cà phê ngon nhưng một số khâu chưa tốt. Đặc biệt là khâu thu hái, phơi sấy, chế biến chưa đảm bảo đạt chế độ tốt nên ảnh hưởng giá thành.

Theo nhận định của ông Công, giá cà phê thế giới sẽ chịu tác động trực tiếp từ  nguồn cung toàn cầu. DN khó chọn thời điểm cao để bán ra. Việc thu mua tạm trữ cần được tính kỹ càng hơn.

Về dài hạn, bên cạnh các đề án tái canh cà phê, dự án ODA hỗ trợ ngành cà phê, có một số giải pháp đối với cà phê sẽ được tiến hành như: xây dựng đề án lớn phát triển sản phẩm quốc gia, cà phê Việt Nam chất lượng cao, tập trung hoàn thiện chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, đảm bảo 50% DN đầu ngành gắn với thương hiệu cà phê trong giao dịch. Dự kiến thời giai tới có sự chuyển biến lớn về chất lượng cà phê.

Đối với ngành chè, có sụt giảm cả về lượng và giá trị. Theo ông Công, nguyên nhân là giá đồ uống có xu hướng giảm do cung vượt cầu, đặc biệt cà phê, chè, ca cao. Chất lượng chè Việt Nam so với thế giới chưa cao, chưa có thương hiệu đứng vững.

Thị trường chè phụ thuộc vào Pakistan, là nước có sự phát triển không ổn định về chính trị, ảnh hưởng tới nguồn cầu. Tiếp theo là một số thị trường lớn như: Trung Quốc, Đài Loan có thay đổi lớn về yêu cầu, khắt khe hơn về chất lượng cũng là một nguyên nhân dẫn đến ngành chè có sự sụt giảm.

Do vậy, Bộ NN&PTNT đang tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu chè, thâm nhập phân khúc lớn, chất lượng cao hơn, chế biến chè đặc sản.

Với mặt hàng cao su, nguyên nhân là do các nước sản xuất cao su lớn trong khu vực, đặc biệt là khối ASEAN gồm: Việt Nam, Thái lan, Malaysia, Indonesia… có lượng tồn kho tương đối nhiều trong thời gian qua, dẫn đến nguồn cung tăng ảnh hưởng tới giá.

Bên cạnh đó, năm 2017, Trung Quốc là nước có cầu lớn nhất về cao su tăng nên đẩy giá cao su tăng. Năm nay, cầu Trung Quốc ổn định hơn nên giá giảm nhẹ. Các nước xung quanh Việt Nam bắt đầu tính tới việc giảm cung cao su. Điển hình như: Thái lan đã tính giảm sản lượng cung cao su.

Với mặt hàng tiêu, trong thời gian qua, hồ tiêu Việt Nam được nói đến quá nhiều do sản xuất vượt quá quy hoạch. Hiện diện tích trồng tiêu vượt gần 3 lần quy hoạch, dấn tới nguồn cung lớn.

Năng suất tiêu Việt Nam tương đối cao so với cá nước, hiện Việt Nam chiếm 60% thị phần thế giới. Tuy nhiên, chất lượng tiêu Việt Nam không ổn định, ảnh hưởng đến giá thành.

Về vấn đề này, ông Trần Văn Công, Phó Cục trưởng Cục chế biến và thị trường (Bộ NN&PTNT) cho biết, thời gian tới, với ngành tiêu bộ sẽ tập trung vào nâng cao tính cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh chế biến, xây dựng thương hiệu. Đặc biệt sẽ xây dựng mô hình liên kết từ nhà khoa học, nông dân, DN để nguồn tiêu được chế biến nhiều hơn, gia tăng giá trị trong thời gian tới.

Theo Báo Tin tức

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam có nhiều mặt hàng lợi thế xuất khẩu sang Romania
Việt Nam có nhiều mặt hàng lợi thế xuất khẩu sang Romania

Theo Bộ Công Thương, Romania là thị trường tiềm năng cho một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam như trái cây nhiệt đới (trái cây tươi và đóng hộp), thủy hải sản (đông lạnh và đóng hộp), cà phê, hạt tiêu, hạt điều và thịt lợn.