Thứ Năm, 31/01/2019 16:25

“Bà đỡ” từ nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Cùng với nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS), nguồn vốn ủy thác từ ngân sách huyện qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay đã giúp người dân Phong Điền phát triển các mô hình kinh tế. Đồng thời, phát huy vai trò của chính quyền địa phương theo đúng Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCS.

Phát triển kinh tế từ nguồn vốn tín dụng chính sáchTạo điều kiện tối đa cho người sử dụng lao động tiếp cận gói vay mớiChuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách

Từ nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH bà Tuyền đầu tư phát triển mô hình trang trại

Cùng với dự án phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đàn bò được triển khai vào năm 2014 trên địa bàn huyện Phong Điền, chương trình cho vay vốn phát triển đàn bò đã góp phần nâng cao chất lượng đàn bò lai để thay thế và tăng chất lượng đàn bò thịt. Từ một xã không có thế mạnh về nuôi bò, Phong Hiền đã phát triển mạnh đàn bò cái có tổng đàn gần 500 con, với hơn 45 hộ nuôi. Nhiều mô hình chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại bắt đầu hình thành và phát triển mang lại thu nhập cao cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Kim Tuyền, thôn Cao Xá, xã Phong Hiền từ một hộ khó khăn, nhờ nguồn vốn ủy thác cho vay thực hiện đề án phát triển đàn bò, gia đình bà đã vay đầu tư cặp bò giống. Sau này tiếp cận thêm nguồn vốn vay giải quyết việc làm, bà đầu tư cải tạo vườn tạp xây dựng mô hình trang trại tổng hợp với diện tích gần 1 ha.

Theo bà Tuyền, nguồn vốn vay chủ yếu của gia đình đều từ nguồn vốn ủy thác của ngân sách huyện chuyển sang. Ban đầu, tôi chỉ đầu tư cặp bò giống với cặp lợn nái. Sau này mới mạnh dạn nâng được tổng đàn lên như hiện nay với 12 con bò sinh sản; 2 con lợn nái sinh sản và duy trì đàn lợn thịt từ 10 đến 20 con; đàn gà thịt hơn 500 con. Để lấy ngắn nuôi dài, tận dụng nguồn phân hữu cơ từ chăn nuôi, gia đình còn đầu tư thêm 120 gốc bưởi da xanh và nhiều loại cây trồng cho giá trị cao khác mỗi năm cho thu nhập hơn 300 triệu đồng.

Theo ông Hoàng Ngọc Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hiền, hiện toàn xã Phong Hiền có 642 hộ vay vốn TDCS với tổng dư nợ toàn xã hơn 25 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay ưu đãi này, nhiều hộ gia đình chủ động được nguồn vốn để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn xã. Trong đó, nguồn vốn ủy thác của UBND huyện chủ yếu được đầu tư cho vay thực hiện các đề án phát triển đàn bò; cải tạo vườn tạp…

Số liệu từ NHCSXH huyện Phong Điền, đến cuối tháng 6, tổng dư nợ các chương trình TDCS trên địa bàn huyện đạt 420 tỷ đồng; trong đó, nguồn uỷ thác từ ngân sách địa phương huyện là 7.752 triệu đồng. Hằng năm, UBND huyện đều bổ sung nguồn vốn 500 triệu đồng để ủy thác cho vay. Nguồn vốn này tập trung thực hiện các đề án lớn của huyện, trong đó, đề án phát triển đàn bò trên địa bàn huyện nhận số vốn ủy thác 2.152 triệu đồng; đề án giảm nghèo giai đoạn 2017-2020, với số vốn uỷ thác là 3.000 triệu đồng…

Theo ông Lê Xuân Trung, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền, Phong Điền là 1 trong những địa phương bổ sung nguồn vốn ủy thác từ ngân sách UBND huyện sang cho NHCSXH vay trước khi có Chỉ thị 40 của Ban Bí thư. Ngoài nguồn vốn từ NHCSXH thì nguồn vốn từ NHCSXH huyện đã góp phần không nhỏ giúp cho bà con, Nhân dân trên địa bàn có điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, góp phần giảm số hộ nghèo bình quân hàng năm từ 200 đến 300 hộ.

Tuy nhiên theo ông Trung, nguồn vốn được bổ sung hàng năm từ ngân sách địa phương huyện còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu để giải quyết cho vay tạo việc làm. Mức vay theo đề án giảm nghèo của huyện giai đoạn 2017-2020 quá thấp (20 triệu đồng/hộ) chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cũng như quy mô sản xuất, kinh doanh của nhiều hộ gia đình nên rất khó để phát huy hiệu quả cao hơn từ nguồn vốn mang lại.

Ngoài đề xuất địa phương tăng nguồn vốn ủy thác cho vay qua NHCSXH, phòng giao dịch còn chú trọng đến việc tham mưu cho các cấp, các ngành cân đối chuyển nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn nhàn rỗi khác tại các xã, thị trấn, các tổ chức kinh tế... sang NHCSXH để thực hiện cho vay góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

20 năm đồng hành cùng các đối tượng chính sách
20 năm đồng hành cùng các đối tượng chính sách

Với những nỗ lực trong 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành đầu mối huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững.

Đồng hành cùng người nghèo  đối tượng chính sách
Đồng hành cùng người nghèo & đối tượng chính sách

Chiều 20/7, TX. Hương Thủy tổ chức tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thị xã.

Cứu cánh cho hộ nghèo thiếu vốn
Cứu cánh cho hộ nghèo thiếu vốn

Qua gần 15 năm triển khai, nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra cơ hội cho người dân vùng khó khăn làm kinh tế, cải thiện cuộc sống.

Người tổ trưởng tận tâm
Người tổ trưởng tận tâm

Gắn bó gần 10 năm với vai trò là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), chị Nguyễn Thị Lỵ, tổ dân phố 7, phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy đã trở thành cầu nối đưa nguồn vốn tín dụng chính sách về với các hội viên.