Chủ Nhật, 07/04/2019 14:55

Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 7

Ngày 7/10, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và mưa lớn trên địa bàn.

Ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bãoCác địa phương từ Thanh Hóa đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên chủ động ứng phó với bão, mưa lũTheo dõi và chủ động ứng phó với khả năng bão trên Biển ĐôngChuẩn bị lực lượng và phương tiện ứng phó bão số 6Sẵn sàng ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên taiWHO: Cao huyết áp phổ biến hơn ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bìnhNâng cấp hạ tầng công trình nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Hồ Tả Trạch được lệnh vận hành điều tiết đón lũ

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến đường đi của ATNĐ, cảnh báo thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế có phương án đảm bảo an toàn cho các tàu hàng hải, neo đậu an toàn tại các cảng Thuận An, Chân Mây, tránh va trôi.

UBND cấp huyện triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẵn sàng ứng phó thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là phương án sơ tán đảm bảo an toàn theo phương châm “4 tại chỗ” trường hợp xảy ra bão, mưa, lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất và đảm bảo phòng, chống dịch và an toàn thiên tai cho các địa điểm sơ tán, khu cách ly…

Khẩn trương gia cố đảm bảo an toàn nhà ở, cơ sở giáo dục, trường học, y tế, các chốt trạm y tế, công sở, các khu công nghiệp; cắt tỉa cây xanh; đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện, cơ sở hạ tầng trong điều kiện gió bão mạnh... Rà soát, có phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, vùng gò đồi, các khu vực trọng điểm để các địa phương, đơn vị chủ động theo dõi, phòng ngừa và ứng phó với sự cố, thiên tai trong mùa mưa lũ, bão lụt, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và nhà nước.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, ngăn chặn người đi vào rừng trong thời gian thiên tai, bão lũ; bố trí biển báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại các khu vực ngầm tràn.

Chỉ đạo các phòng ban chức năng, các địa phương rà soát các đối tượng dễ bị tổn thương: Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo để chủ động sơ tán đến nơi an toàn; Hướng dẫn người dân đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 và an toàn thiên tai tại các địa điểm sơ tán, khu cách ly, các chốt kiểm dịch.

Cùng ngày, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã có lệnh vận hành hồ chứa Tả Trạch trên lưu vực sông Hương. Theo đó, căn cứ tình hình mực nước hồ Tả Trạch lúc 7 giờ ngày 7/10, ở mức +26,81m (cao hơn mực nước đón lũ thấp nhất của hồ 1,81m), lưu lượng đến hồ 152m3/s, lưu lượng qua tuabin 80m3/s, mực nước trên sông Hương tại trạm Kim Long ở mức +0,41m thấp hơn mức +1,7m theo quy định.

Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tả Trạch vận hành điều tiết hồ Tả Trạch qua cống tháo sâu và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 250-350m3/s, để hạ dần mực nước hồ về mực nước đón lũ thấp nhất +25m.

Theo Đài khí tượng Thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Trung Bộ nên từ ngày 7 đến 9/10 trên địa bàn tỉnh xảy ra một đợt mưa lớn trên diện rộng, tổng lượng mưa phổ biến cả đợt 150-300mm, có nơi 300-400mm.

Triều cường gây sạt lở biển nhiều nơi trên địa bàn tỉnh

Tiếp sau đó từ ngày 9-12/10, do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, kết hợp với không khí lạnh tăng cường trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục có mưa to đến rất to.

Mưa lớn cùng với triều cường đã làm sạt lở một số vùng ven biển trên địa bàn tỉnh. Tại xã Hải Dương (TP. Huế), triều cường đã đánh sạt bờ, xâm thực vào khu vực múi kè Hải Dương (được xây dựng từ năm 2014) trên chiều dài khoảng 250m, sâu vào bờ 15- 20m.

Ông Lê Xuân Hướng, Chủ tịch UBND xã Hải Dương thông tin, từ tối 6/10 xuất hiện điểm sạt, đến nay tình trạng sạt, xâm thực biển vẫn tiếp diễn, ăn sâu vào đất liên, đe dọa nhiều hàng quán và cụm rừng phòng hộ ven biển. Khu vực sạt lở nằm thuộc diện tích quy hoạch bãi tắm của xã, ngay điểm nối với múi kè, chưa được kiên cố hóa. Địa phương đang tiến hành theo dõi diễn biến để có giải pháp phù hợp.

Người dân A Lưới vào rừng sản xuất đang được kêu gọi về nhà

Trong một diễn biến liên quan, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, ông Ngô Hữu Phước thông tin, trưa 7/10, lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tổ chức chốt chặn, tuần tra, vận động hơn 100 người ra khỏi rừng. Hầu hết những người này đều vào rừng sản xuất, chăm sóc rừng trồng, cạo mủ cao su… 

Lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng huyện Nam Đông phối hợp với các địa phương tổ chức kêu gọi, liên lạc với khoảng 95 người ra khỏi rừng. Trong chiều tối nay, các lực lượng tiếp tục tuần tra, giám sát và ngăn chặn người dân vào rừng sản xuất, cạo mủ cao su, chăm sóc rừng trồng...

Tin, ảnh: Bình- Nguyên- Triều

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị phương án tiêu úng cho lúa đông xuân
Chuẩn bị phương án tiêu úng cho lúa đông xuân

Công ty TNHHNN một thành viên Quản lý khai thác công trình Thủy lợi tỉnh phối hợp với các địa phương vận hành hợp lý các công trình thuỷ lợi, cống qua đê, có phương án tiêu úng bảo vệ sản xuất lúa đông xuân trong những ngày mưa sắp tới.

Cảnh báo tàu thuyền hoạt động trên biển
Cảnh báo tàu thuyền hoạt động trên biển

Từ ngày 24-25/1 trên địa bàn tỉnh có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, trời chuyển rét. Cảnh báo tàu thuyền hoạt động trên vùng biển và vùng biển ngoài khơi chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.