Thứ Ba, 22/10/2019 06:45

Giải pháp công nghệ ở Đồng Lâm

Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ được xem là mục tiêu hàng đầu mà Xi măng Đồng Lâm hướng đến nhằm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD), bảo vệ môi trường và phục vụ khách hàng.

Vừa phòng dịch, vừa sản xuất hiệu quảĐồng Lâm hỗ trợ “mở đường” xây dựng nông thôn mới

Tự động hóa cao giúp Xi măng Đồng Lâm mang lại hiệu quả sản xuất, an toàn cho người lao động

Trong SXKD, các doanh nghiệp (DN) nói chung và Đồng Lâm nói riêng luôn cần đến những giải pháp công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả ở tất cả các khâu, từ cung ứng, tổ chức sản xuất, kiểm soát chất lượng, bảo vệ môi trường, quảng bá sản phẩm, phân phối đến các hoạt động quản trị nhân sự, tài chính, đầu tư...

Ông Nguyễn Hữu Chi, Giám đốc Bộ phận Kỹ thuật sản xuất và Nghiên cứu phát triển của Công ty CP Xi măng Đồng Lâm cho rằng, thời gian qua, Đồng Lâm luôn chú trọng các giải pháp công nghệ. Thực tiễn cho thấy, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ đã cho phép nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm.

Tăng sản lượng, năng suất lao động, bảo vệ an toàn cho máy móc thiết bị, con người và môi trường xung quanh. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên, vật liệu và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ đó, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, nâng cao hiệu quả SXKD và phát triển bền vững.

Toàn bộ thiết bị dây chuyền nhà máy được vận hành với hệ thống điều khiển tự động hóa cao. Lực lượng nhân công được tiết giảm đáng kể. Máy móc ngoài chức năng chính (đập, nghiền, vận chuyển, nung đốt…) được trang bị thêm các tính năng giám sát, phân tích, tự động điều khiển làm thay những công việc nặng nhọc cho con người. Đa phần nguồn nhân lực chỉ thực hiện thao tác vận hành trên máy tính, giám sát, kiểm tra máy móc hoạt động tại hiện trường, bảo trì thiết bị dây chuyền theo định kỳ.

Điển hình một số đổi mới công nghệ đã mang lại hiệu quả nổi bật ở Đồng Lâm như nghiền xi măng là công đoạn cuối cùng tạo ra sản phẩm, mỗi công nghệ nghiền sẽ có các đặc tính sản phẩm khác nhau nên việc lựa chọn công nghệ nghiền ở Đồng Lâm rất được chú trọng nhằm đáp ứng tối đa các yêu cầu chất lượng từ nhiều đối tượng khách hàng.

Ngay từ đầu, Đồng Lâm đã lựa chọn công nghệ nghiền đứng và sản phẩm sản xuất có chất lượng vượt trội, nhất là đặc tính sử dụng của sản phẩm, nên đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng.

Để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng của khách hàng, mới đây, Đồng Lâm đầu tư và đưa vào vận hành bổ sung thêm dây chuyền nghiền xi măng có sử dụng công nghệ nghiền bi kết hợp cùng hệ thống phân hạt tiên tiến, hệ thống điều chỉnh gió linh hoạt, dễ dàng tối ưu các thông số vận hành, chất lượng sản phẩm. Đến nay, nhà máy đã đầu tư đầy đủ cả 2 công nghệ nghiền, giúp đa dạng hóa đặc tính sản phẩm, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng.

Không nằm ngoài xu hướng chung của phát triển ngành xi măng thế giới về sử dụng các nguồn nguyên liệu mới, sản phẩm phụ từ các ngành công nghiệp khác, nhất là các phụ gia khoáng bổ sung, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường. Dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng Đồng Lâm được chú trọng đầu tư, lắp đặt thiết bị bổ sung nhiều cấu tử nguyên liệu, linh động trong việc sử dụng, theo đó, dây chuyền sản xuất có thể sử dụng đồng thời lên đến 6 cấu tử.

Hòa cùng với xu hướng chung trong giai đoạn sản xuất áp dụng công nghệ 4.0 nên ngay từ đầu dự án Nhà máy xi măng Đồng Lâm được đầu tư, lắp đặt các thiết bị công nghệ tiên tiến vượt trội. Riêng trong khâu quản lý chất lượng, để đảm bảo ổn định nguyên liệu đầu vào kiểm soát tốt quá trình chế biến, nhà máy đã đầu tư đồng thời 2 hệ thống máy phân tích trực tuyến PGNAA kết hợp hệ thống kiểm soát phối liệu tự động mà chưa có nhà máy nào ở Việt Nam thực hiện.

Trong sản xuất, công nghệ được xem là nòng cốt. Bên cạnh ưu tiên công nghệ mang lại hiệu suất làm việc cao, chất lượng sản phẩm tốt, các giải pháp công nghệ đảm bảo thân thiện môi trường cũng được triển khai. Thông qua quy trình kiểm soát chất lượng khí thải, chỉ số bụi không khí tại từng dây chuyền sản xuất, Xi măng Đồng Lâm đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc nồng độ khí thải, nồng độ bụi, hệ thống camera giám sát tại nhiều khu vực sản xuất. Đồng thời, nhà máy còn kết hợp với phủ xanh diện tích cây xanh tại tất cả các diện tích đất trống tại nhà máy.

Theo ông Nguyễn Hữu Chi, Nhà máy Xi măng Đồng Lâm được đầu tư đồng bộ thiết bị và công nghệ chủ lực hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất, Xi măng Đồng Lâm không ngừng thay đổi, luôn tìm hiểu để cải tạo, thay thế hoặc đầu tư thêm các thiết bị thế hệ mới hơn nhằm khai thác tối đa hiệu quả mà công nghệ của thế giới mang lại. Đồng thời, tăng tự động hóa ở mức cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động sản xuất.

An toàn cho người lao động

Trong khai thác đá vôi, Xi măng Đồng Lâm đã chuyển nổ mìn bằng kíp trước đây sang nổ vi sai phi điện với nhiều ưu điểm như giảm sóng chấn động, hiệu quả nổ mìn cao (kích thước đá ra đồng đều), bán kính đá văng không xa, hạn chế để lại mìn câm và các kíp nổ không dẫn điện nên khi nổ gặp sấm sét vẫn an toàn. Trong môi trường làm việc với nhiều bụi bẩn tại một số khu vực trong dây chuyền, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh nghề nghiệp nên Đồng Lâm đã chủ động đầu tư các chương trình nhằm tự động hóa thiết bị để giảm thiểu tối đa nhân lực lao động trực tiếp tại đây.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường
Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường

Lớp cấp phối vữa tô tường là quá trình “dung hòa” hợp lý tỷ lệ cát, xi măng, nước, phụ gia (nếu có), tạo nên ngoại quan ngôi nhà. Để có một lớp vữa chất lượng, người thợ xây phải nắm được những kiến thức cơ bản trong quá trình xây tô.

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Theo đuổi đam mê
Theo đuổi đam mê

Đam mê công nghệ thông tin, Nguyễn Phan Nguyên Bảo (lớp 12 Tin 2, Trường THPT chuyên Khoa học) đã đăng ký tham gia cuộc thi “Edison – Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khoa học” do trường tổ chức. Bạn đồng hành cùng Bảo là Nguyễn Huỳnh Minh Nhật (lớp 11 Toán – Lý).