Thứ Hai, 04/03/2013 18:08

Giá xăng dầu giảm mạnh, cước vận tải chần chừ

Dù giá xăng dầu liên tục giảm 5 lần từ đầu tháng 6 đến nay, nhưng giá cước vận tải trên địa bàn tỉnh vẫn chần chừ. Cơ quan quản lý cần rà soát, kiểm tra và vận động các doanh nghiệp (DN) giảm giá cước hợp lý với giá xăng dầu hiện nay.

Giá xăng dầu giảm, cước vận tải chưa giảm

Chần chừ

Từ 15 giờ ngày 3/9, xăng dầu đồng loạt giảm giá, theo đó xăng RON 92 về 17.330 đồng/lít, diesel 0,5S về mức 13.310 đồng/lít. Đây cũng là lần giảm thứ 5 liên tiếp của giá xăng kể từ khi lập đỉnh 20.710 đồng/lít hồi tháng 6/2015. Sáng 4/9, chị Nguyễn Thị Vân mua vé từ Huế vào Đà Nẵng với mức gia 55.000 đồng/vé. Chị Vân cho biết, đây là mức gia vé không đổi từ đầu năm đến nay của DN vận tải này. Tương tự, anh Nguyễn Văn Hải ở TP Huế cho biết: “ Tôi mua vé Huế ra Nghệ An với giá 180.000 đồng hơn nửa năm nay. Mặc dù, thời gian qua xăng dầu giảm giá liên tục, nhưng giá vé vẫn không giảm chút nào”.

Tìm hiểu giá vé của DN vận tải Minh Phương, anh Nguyễn Văn Mẫn, quản lý phòng vé cho biết: “Huế đi Sài Gòn, trước đây vé bán 490.000 đồng/vé, mấy tháng nay dầu giảm giá nên công ty giảm 40.000 đồng, còn 450.000 đồng/vé”. Giảm giá sao không in giá vé 450.000 đồng mà vẫn niêm yết giá 490.000 đồng?(PV). Do vé này in lâu rồi, thời gian tới, DN sẽ in lại vé mới theo giá hiện nay.

Tương tự các DN vận tải đường dài, các DN taxi cũng “làm ngơ” với việc giảm giá cước. Đến nay, các DN taxi vẫn giữ nguyên giá cước đối với các dòng xe nhỏ 4 chỗ là 6.900 đồng/km đầu tiên, từ km thứ 2 - km thứ 30 là 11.000 đồng/km, từ km thứ 31 trở đi là 9.000 đồng/km.

Lý do mà các DN vận tải giải thích cho việc chưa giảm giá cước là, khi giá xăng tăng cao, cước taxi không tăng, nên đến bây giờ, khi giá xăng giảm, cước taxi vẫn chưa thể giảm ngay. Một số DN khác thì lấy lý do việc cài lại đồng hồ rất “phức tạp” và “tốn kém”, nên các DN này vẫn đang cân nhắc và chưa tính tới phương án giảm giá.

Theo tính toán, giá xăng dầu giảm tác động không nhỏ đến giá cước của các đơn vị kinh doanh vận tải, vì chi phí nhiên liệu trong giá thành vận tải đối với xăng chiếm từ 25 - 35%, chủ yếu là taxi; dầu chiếm khoảng 35 - 40%, chủ yếu là xe vận tải hành khách và hàng hóa. Vì thế, giá xăng dầu giảm, giá vận tải cũng phải giảm ở mức tương ứng.

Ông Phạm Xuân Sơn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý Bến xe-Thừa Thiên Huế cho biết: “Hiện nay ở cả Bến xe phía Bắc và phía Nam có hơn 50 DN vận tải, với gần 800 đầu xe hoạt động. Thời gian qua, xăng dầu giảm giá nhưng các DN vận tải còn chần chừ nên chưa giảm giá vé. Xăng dầu chiếm khoảng 25 - 35% trong chi phí vận tải, bởi thế, khi giá xăng dầu giảm, việc giảm giá cước vận tải là yêu cầu tất yếu và chính đáng. Giá cước do thị trường quyết định, Nhà nước can thiệp song nếu DN bán giá cao thì khách hàng không chấp nhận, nên DN phải tính toán kỹ để điều chỉnh khi giá xăng giảm”.

Xử lý các trường hợp chây ỳ

Khi giá xăng, dầu tăng thì các DN vận tải thường tăng giá cước vận tải lên theo với lý do để bù lỗ, đảm bảo sản xuất kinh doanh… nhưng khi xăng, dầu giảm giá thì việc điều chỉnh lại giá cước luôn chần chừ và nhỏ giọt.

Việc giá xăng dầu giảm trong mấy đợt liên tiếp gần đây là cơ hội để giảm giá cước vận tải hàng hóa, xe khách đường dài; từ đó giá cả hàng hóa, sản phẩm cũng sẽ giảm theo. Tức người tiêu dùng không chỉ hưởng lợi trực tiếp từ việc giảm chi phí đi lại, mà còn gián tiếp hưởng lợi từ việc hàng hóa giảm giá. Vì thế, người dân không thể chấp nhận các DN vận tải chây ỳ, không chịu giảm giá cước.

“Giá vận tải hiện bao gồm nhiều chi phí, trong đó có chi phí xăng dầu, bến bãi, thuế phí. Mỗi lần tăng giảm giá cước, DN phải gửi báo cáo, kê khai, … đến các cơ quan chức năng và chờ các cơ quan này tính toán, cho phép. Quy trình rườm rà gây mất rất nhiều thời gian, chi phí của DN, chứ không phải ngày ngày một ngày hai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến DN ngại tự nguyện giảm giá”-ông Phạm Xuân Sơn, cho biết thêm.

Phạm Quang Hồng, Trưởng phòng Phòng quản lý vận tải và phương tiện (Sở Giao thông Vận tải) cho rằng, hiện hai Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các DN vận tải kê khai lại giá, tính toán chi phí đầu vào giảm để giảm giá cước tương ứng. Theo ông Hồng, nếu chỉ mong chờ DN tự động giảm giá rất khó. Do đó cơ quan chức năng cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa. Trong đó, cơ quan quản lý vận tải và giá cần phối hợp kiểm tra chặt chẽ, xử lý với các trường hợp chây ỳ không giảm giá cước.

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Hồng cần phát huy, khai thác tối đa tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh của vùng
Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Hồng cần phát huy, khai thác tối đa tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh của vùng

Chiều ngày 07/12/2023, Hội nghị lần thứ hai của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng với chủ đề về quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng.

Xây dựng Quy hoạch Thủ đô xứng tầm, bảo đảm tính khả thi
Xây dựng Quy hoạch Thủ đô xứng tầm, bảo đảm tính khả thi

Sáng ngày 21/11/2023, hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức diễn ra tại Hội trường Thành ủy với sự tham gia của hơn 250 đại biểu.

Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”
Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”

Sáng 21/11/2023, Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” tại Hội trường Thành uỷ Hà Nội.