Chủ Nhật, 21/02/2016 08:18

Truyền thông về phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình truyền thông về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tăng hiệu quả thực thi pháp lý, ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnhMở khóa tiềm năng kinh tế to lớn của thương mại điện tửNgành thép Việt Nam cần tăng năng lực cạnh tranh để mở rộng thị trường

Chương trình truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia góp phần phát huy và hướng đến những giá trị tốt đẹp, lâu bền, tạo động lực và khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cần gắn với thực tiễn, cập nhật theo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển, xây dựng đất nước, bám sát các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Lồng ghép nội dung chương trình với các nhiệm vụ có liên quan nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn lực, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong công tác truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Mục tiêu của Chương trình là tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết nội dung về phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa - xã hội.

Đồng thời tuyên truyền kịp thời các chủ trương, giải pháp, biện pháp và kết quả thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo mỗi giai đoạn phát triển đất nước.

4 nội dung truyền thông

Một là, truyền thông về chủ trương, chính sách phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó, truyền thông sâu rộng về các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, các chương trình nghị sự và sự kiện quốc tế về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà Việt Nam tổ chức, tham gia; phổ biến các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của các tổ chức uy tín trên thế giới tới các tổ chức và người dân; truyền thông về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, quá trình thực hiện và những kết quả đạt được qua các năm; truyền thông về các chính sách khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, thi đua xây dựng đất nước, các điển hình tiên tiến và các việc làm thiết thực góp phần thực hiện phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Hai là, truyền thông các nội dung về lĩnh vực kinh tế: Truyền thông về các mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; tăng cường nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Ba là, truyền thông các nội dung về lĩnh vực văn hóa - xã hội: Truyền thông về các mục tiêu phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội.

Bốn là, truyền thông các nội dung về lĩnh vực môi trường: Truyền thông về các nội dung khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia; cách sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai thực hiện Chương trình, tổ chức công tác tổng kết và báo cáo việc thực hiện Chương trình trên phạm vi cả nước; chỉ đạo các cơ quan báo chí ở trung ương và các đơn vị liên quan triển khai công tác truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tận dụng lợi thế của hình thức truyền thông qua mạng viễn thông, internet.

Theo VPCP

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Giảm nghèo thực chất  bền vững
Giảm nghèo thực chất & bền vững

Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đặt ra của tỉnh là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% và phải giảm nghèo bền vững.

Cẩn trọng khi luyện thi đánh giá năng lực trên mạng
Cẩn trọng khi luyện thi đánh giá năng lực trên mạng

Để vào đại học, thí sinh có khá nhiều phương thức để dự tuyển. Ngoài xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), xét tuyển bằng học bạ, thí sinh còn có cơ hội trúng tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực do một số đại học lớn tổ chức.

Nâng cao chất lượng xét xử của ngành tòa án
Nâng cao chất lượng xét xử của ngành tòa án

Năm 2022, Tòa án Nhân dân (TAND) hai cấp trong tỉnh thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án, đúng lộ trình cải cách tư pháp. Các vụ án được đưa ra xét xử kịp thời, bảo đảm đúng người, đúng pháp luật, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo
Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo

Kết quả đạt được trong thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo và giảm nghèo bền vững của tỉnh trong thời gian qua phải kể đến những mô hình phát triển sinh kế đưa về các địa phương, hộ dân một cách kịp thời và thiết thực.