Chủ Nhật, 29/05/2016 13:48

Giá xăng dầu giảm liên tục góp phần 'kiềm chế' CPI

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã giảm 0,29% so với tháng trước, tuy nhiên vẫn tăng 3,46% so với năm ngoái. CPI bình quân 11 tháng qua tăng 3,59%.

Cụ thể, so với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng tăng giá gồm: May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,26%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,15%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,07%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,05%; Giáo dục tăng 0,05%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%.

Có 4 nhóm hàng giảm giá: Nhóm giao thông giảm 1,81%; Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,64%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,14%; Bưu chính viễn thông giảm 0,06%.

Giá xăng dầu giảm góp thêm phần làm giảm CPI tháng 11 năm nay.

Theo Tổng cục Thống kê, trong các nguyên nhân làm giảm CPI tháng 11 năm 2018, tác động lớn nhất đến từ diễn biến giá xăng dầu.

Tính đến ngày 23/11/2018, giá dầu Brent thế giới bình quân tháng 11 giảm 17%, giá xăng Ron 92 tại thị trường Singapore giảm 20,02% so với tháng 10/2018. Theo đó, trong nước giá xăng dầu được điều chỉnh giảm vào ngày 6/11/2018 và ngày 21/11/2018, tổng cộng giá xăng A95 giảm 2.230 đồng/lít, giá xăng E5 giảm 2.060 đồng/lít, giá dầu diezen giảm 980 đồng/lít nên bình quân tháng 11/2018, giá xăng dầu giảm 4,1% so với tháng trước, đóng góp giảm CPI chung 0,17%.

Bên cạnh đó, giá thịt lợn giảm 1,3% so với tháng trước, giá gas trong nước giảm 40.000 đồng/bình 12kg từ 1/11, giảm 9,18% so với tháng 10/2018, giá rau tươi giảm 0,68% do thời tiết thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng điện giảm... cũng là những yếu ố góp phần kéo giảm CPI.

Ngược lại, các nguyên nhân làm tăng CPI tháng 11 năm 2018 bao gồm giá lương thực tăng 0,27% do sản lượng vụ lúa Thu Đông 2018 kém hơn cùng kỳ do vụ lúa Hè Thu xuống giống trễ và kéo dài, hơn nữa lũ năm nay về sớm và lên nhanh, theo báo cáo sơ bộ sản lượng lúa Thu Đông 2018 giảm 343,2 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, thông tin Việt Nam trúng thầu hơn 100.000 tấn gạo sang Philippines, với mức giá xuất khẩu cao hơn giá gạo Thái Lan nên làm cho giá lúa gạo trong nước tăng.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,11% chủ yếu do giá xi măng của các công ty xi măng điều chỉnh tăng giá bán với nguyên nhân giá nguyên vật liệu đầu vào như giá than tăng mạnh. Bên cạnh đó, do nhu cầu sửa sang nhà cửa cuối năm tăng nên giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,42%.

Giá quần áo may sẵn, giày dép, mũ nón tăng 0,26% do thời tiết các tỉnh miền Bắc chuyển mùa se lạnh nên nhu cầu mua sắm quần áo thu đông tăng nhẹ.

Lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 11 năm 2018 tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 1,72% so với cùng kỳ năm trước. Mười một tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,46%.

Theo Báo Tin tức

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xăng tăng, dầu giảm
Xăng tăng, dầu giảm

Trái ngược với dự báo trước đó, cùng động thái “xả hàng” của nhiều doanh nghiệp do lo sợ giá xăng giảm, ở kỳ điều hành ngày 13/2, giá xăng tiếp tục tăng khiến nhiều doanh nghiệp bị “hớ”.

Xăng tiếp tục giảm giá
Xăng tiếp tục giảm giá

Ở kỳ điều hành chiều 5/9 của Liên bộ Tài chính - Công thương, giá xăng giảm gần 500 đồng/lít, trong khi giá dầu tăng gần 1.500 đồng/lít khiến giá dầu cao hơn xăng. Đây là điều chưa từng có trên thị trường xăng dầu Việt Nam.

Một góc “bức tranh” xăng, dầu
Một góc “bức tranh” xăng, dầu

Trong khi chờ đợi các mặt hàng thiết yếu hạ giá, thì ở chiều khác, nhiều đơn vị cung ứng, đại lý, doanh nghiệp (DN) bán lẻ xăng, dầu đang trong tình cảnh “loay hoay” không kém...

Cước phí vận tải  giá xăng, dầu
Cước phí vận tải & giá xăng, dầu

Đến thời điểm này, với sự điều chỉnh của các cơ quan quản lý Nhà nước, giá xăng, dầu đã giảm mạnh sau thời gian liên tục “leo thang”, nhưng nhiều doanh nghiệp vận tải (DNVT) vẫn chưa giảm giá vé.