Thứ Hai, 26/06/2017 09:35

Năm 2019, thu hút FDI của cả nước đạt kỷ lục 38 tỷ USD

Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,02 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn FDI giải ngân cũng đạt 20,38 tỷ USD, lập kỷ lục mới, cao nhất từ trước tới nay.

10 tháng thu hút FDI đạt hơn 29 tỷ USD14,2 tỷ USD vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt NamThu hút FDI thế hệ mới và câu chuyện trên thế giớiDòng vốn FDI vào ASEAN tăng 5,3% trong năm 201820 tỉ USD vốn ngoại đổ vào Việt NamViệt Nam có khoảng 300 tỷ USD vốn FDI chưa giải ngânThu hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều điểm nghẽnVốn đăng ký FDI tiếp tục lập kỷ lục

Cụ thể, về vốn đăng ký mới, cả nước có 3.883 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 27,5% số dự án so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký cấp mới 16,75 tỷ USD, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm 2018. Quy mô vốn đăng ký bình quân của dự án giảm từ 5,9 triệu USD năm 2018 xuống còn 4,3 triệu USD năm 2019.

Dây chuyền hàn khung xe ô tô tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam, vốn đầu tư của Nhật Bản tại Vĩnh Phúc. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Về vốn điều chỉnh, có 1.381 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký điều chỉnh 5,8 tỷ USD, bằng 76,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong năm 2019, quy mô điều chỉnh mở rộng vốn của các dự án nhỏ (bình quân 4,2 triệu USD/lượt điều chỉnh, nhỏ hơn mức bình quân của năm 2018 là 6,5 triệu USD/lượt điều chỉnh) và không có dự án tăng vốn lớn như trong cùng kỳ năm 2018.

Về góp vốn, mua cổ phần, có 9.842 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, năm 2017 đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký, năm 2018 chiếm 27,9% tổng vốn đăng ký, năm 2019 chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp trong nước chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 45,8% tổng giá trị và kinh doanh bất động sản với 17,8% tổng giá trị .

Trong năm 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ.

Mặc dù, vốn thực hiện của khu vực đầu tư nước ngoài năm 2019 tăng so với cùng kỳ nhưng có thể thấy rằng mức tăng đã suy giảm so với năm 2017 và 2018 (năm 2017 vốn thực hiện tăng 10,7% so với năm 2016, năm 2018 vốn thực hiện tăng 9,1% so với năm 2017).

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài, kể cả dầu thô đạt 181,35 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 68,8% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 179,33 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 68,1% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt gần 145,5 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 57,4% kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung trong năm 2019, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 35,86 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 33,8 tỷ USD không kể dầu thô. Như vậy, thặng dư thương mại từ khu vực đầu tư nước ngoài là nguồn bù đắp cho phần nhập siêu 25,9 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, khiến cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư 9,9 tỷ USD.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực; trong đó, đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 24,56 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đăng ký cả về đăng ký vào các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng và góp vốn, mua cổ phần.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,88 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ,…

Theo đối tác đầu tư, đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Hong Kong  (Trung Quốc) đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 7,87 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 48,9% tổng vốn đầu tư của Hong Kong).

Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,5 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc,... Trong đó, đầu tư từ Trung Quốc có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cụ thể, đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 1,65 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 62 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 8,45 tỷ USD, chiếm 22,2% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư tại Hà Nội chủ yếu là theo phương thức góp vốn, mua cổ phần với 6,47 tỷ USD, chiếm tới 76,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký gần 8,3 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh,...

Năm 2019, số lượng các đoàn sang làm việc tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng khá mạnh, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2018. Các đối tác chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức nhiều buổi đối thoại chính sách, tọa đàm với các doanh nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Đức, Hà Lan, Ấn Độ,...

Một số dự án lớn trong năm 2019 là dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hong Kong, Trung Quốc) vào Công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội. Dự án Công ty TNHH Techtronic Tools, Hong Kong (Trung Quốc) tổng vốn đầu tư đăng ký 650 triệu USD với mục tiêu xây dựng Nhà máy sản xuất và Trung tâm nghiên cứu phát triển sản xuất các phụ kiện, thiết bị điện cầm tay thông minh dùng trong ngành công nghiệp và dân dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh…

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công
Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công

Ngay trong những ngày cuối năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị về việc thực hiện đầu tư công năm 2023. Đây là quyết tâm lớn của Thừa Thiên Huế trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngay từ đầu năm.

Xúc tiến mở các đường bay nội địa và quốc tế thu hút du khách đến Huế
Xúc tiến mở các đường bay nội địa và quốc tế thu hút du khách đến Huế

Năm 2023, du lịch Thừa Thiên Huế phấn đấu đón khoảng 3 - 3,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa chiếm khoảng 70 - 80%; tổng doanh thu khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng. Với những tiềm năng về du lịch thì việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ là điều quan trọng nhất. Trong đó đáng chú ý là việc xúc tiến mở đường bay nội địa, quốc tế sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho ngành du lịch phát triển.

Thu hút thêm 48 dự án nhà ở xã hội và thương mại
Thu hút thêm 48 dự án nhà ở xã hội và thương mại

Sáng 10/2, lãnh đạo Sở Xây dựng thông tin, theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh số 3456/QĐ-UBND tỉnh ngày 29/1/2021, từ nay đến năm 2025 các sở, ban, ngành chức năng liên quan tập trung kêu gọi 48 dự án (DA) nhà ở xã hội và thương mại.