Thứ Bảy, 12/08/2017 14:29

Dịch virus corona buộc kinh tế Việt Nam phải cơ cấu lại

Nhiều chuyên gia cho rằng, diễn biến phức tạp của dịch nCoV tạo sức ép để Việt Nam thay đổi cơ cấu kinh tế, thị trường và nâng cấp sản phẩm...

Việt Nam sẽ điều hướng ASEAN hướng tới kinh tế hòa bìnhXuất khẩu Việt Nam có khả năng tiếp tục vượt trội trong năm 2020Năm 2019, GDP tăng 7,02% và vượt mục tiêu của Quốc hội đề raKinh tế 2020 tiếp tục tăng trưởng với nhiều tín hiệu lạc quan'Việt Nam cần tập trung ưu tiên RCEP trong năm Chủ tịch ASEAN'

Dịch virus corona (nCoV) bùng phát bất ngờ đã khiến kinh tế Việt Nam trong năm 2020 thêm khó khăn, mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo cũng trở nên khó thực hiện hơn. Theo kịch bản mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra, nếu dịch bệnh được khống chế trong quý I thì tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 6,27%. Còn nếu dịch bệnh được khống chế trong quý II, tăng trưởng kinh tế là 6,09%. Như vậy, tăng trưởng được đánh giá sẽ đạt thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra là 6,8%.

Trong "nguy" vẫn có "cơ"

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tác động tiêu cực của dịch bệnh nCoV là rất mạnh, rất nghiêm trọng.

Dịch corona khiến nông sản của Việt Nam không xuất khẩu được, nằm chờ "giải cứu"

“nCoV sẽ ảnh hưởng một cách toàn diện. Đầu tiên là ảnh hưởng tới ngành du lịch, vì du lịch Việt Nam bị lệ thuộc lớn vào thị trường khách Trung Quốc. Khi du lịch bị ảnh hưởng sẽ kéo theo hàng không cũng bị ảnh hưởng. Tiếp theo là tác động tới xuất nhập khẩu và cái nhìn thấy đầu tiên là ảnh hưởng tới xuất khẩu, trước mắt là một số mặt hàng nông sản. Cùng với đó là ảnh hưởng tới cả nhập khẩu. Nếu chúng ta không kiểm soát tốt thì ngay cả đầu tư cũng bị tác động”, PGS. TS. Trần Đình Thiên nhận định.

Tuy nhiên, ông Thiên cho rằng, cần phải bình tĩnh, tích cực hơn trong cách tiếp cận, bởi “trong nguy cũng có cơ”. Bối cảnh này buộc Việt Nam phải thay đổi, định hướng lại cách phát triển du lịch, công nghiệp và nông nghiệp.

Cụ thể, về đầu tư nước ngoài, với tình hình dịch bệnh như hiện nay có thể tốc độ rút khỏi Trung Quốc của các doanh nghiệp (DN) sẽ nhanh hơn nữa.

“Việt Nam đang là điểm hấp dẫn đầu tư và tiếp tục là nơi được lựa chọn trong xu hướng rút khỏi Trung Quốc. Vì thế, chúng ta cần phải tính toán xem lựa chọn điểm đến tiếp theo của những DN này sẽ như thế nào để tìm cho ra giải pháp trở thành lựa chọn ưu tiên của họ. Còn nếu không nắm bắt được cơ hội này Việt Nam có thể lỡ mất một dòng đầu tư lớn”, PGS. TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Với ngành du lịch, lâu nay Việt Nam có phần dựa vào vào thị trường Trung Quốc khi một số công ty lữ hành coi trọng số lượng hơn chất lượng. Do đó, ông Thiên cho rằng, cần phải định hướng lại, hướng tới phát triển du lịch một cách căn bản và chuyên nghiệp hơn.

"Thị trường khách du lịch đại chúng, thu nhập thấp rất nhiều rủi ro, nhất là với khách Trung Quốc. Dịch bệnh lần này có thể là "giọt nước tràn ly", góp thêm một yếu tố để Việt Nam xem lại định hướng phát triển ngành du lịch thời gian tới", PGS. TS. Trần Đình Thiên nêu ý kiến.

Đồng tình với quan điểm trên, GS. TS. Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho rằng, trong “cái khó ló cái khôn”. Chẳng hạn, xuất khẩu của Việt Nam, nhất là nông sản vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc, nên khi một số cửa khẩu bị giới hạn hoạt động do phía Trung Quốc phòng chống dịch thì nông sản xuất khẩu của Việt Nam ngay lập tức đã bị ảnh hưởng.

Dịch virus corona tạo sức ép để Việt Nam cơ cấu lại thị trường xuất khẩu. Đã đến lúc phải tính lại, không nên quá phụ thuộc vào một thị trường. Thứ 2, về mặt hàng xuất khẩu, không nên chỉ xuất khẩu thô mà cần chuyển sang chế biến, gia công, hàng hóa có giá trị cao hơn”, GS. TS. Đặng Đình Đào khuyến nghị.

Bên cạnh đó, trong vấn đề lưu thông hàng hóa, vận tải, theo GS. TS. Đặng Đình Đào, cần tính đến việc đa dạng hóa các loại hình vận tải để có thể huy động tối đa các nguồn lực. Hiện nay vẫn chủ yếu vận tải bằng đường bộ, cần tính tới vận tải bằng đường thủy, đường biển, đường sắt…để đẩy mạnh lưu thông.

Phải bình tĩnh, chủ động

Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, những rủi ro mà kinh tế Việt Nam nói chung và các ngành hàng Việt Nam nói riêng đang gặp phải thông qua biến cố dịch Corona cho thấy, chúng ta cần có tầm nhìn và biện pháp để xoay chuyển, thay đổi cơ cấu kinh tế, thị trường và nâng cấp sản phẩm. Đương nhiên, khi sản phẩm cao cấp hơn thì cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro đẳng cấp hơn nhưng không phải rủi ro như chúng ta đang thấy.

Đề xuất giải pháp để giảm thiểu thiệt hại của dịch nCoV với kinh tế Việt Nam thời điểm hiện tại, ông Thiên lưu ý, trước tiên vẫn phải ưu tiên chống dịch bệnh lây lan dù tốn kém nhưng sẽ đảm bảo cho niềm tin lâu dài vào nền kinh tế.

“Phải bình tĩnh, còn chuyện điều chỉnh các chỉ tiêu thì đặt ra bây giờ cũng hơi sớm nhưng cũng không nên quá muộn. Bởi các chỉ tiêu này ảnh hưởng tới các cân đối lớn của nền kinh tế, đến huy động và sử dụng nguồn lực. Dĩ nhiên cũng không nên “làm quá” gây ra tâm lý bi quan”, PGS. TS. Trần Đình Thiên khuyến cáo.

Còn theo GS. TS. Đặng Đình Đào, ưu tiên số một bây giờ vẫn phải là phòng chống dịch. Theo đó, cần thực hiện nghiêm túc những chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan. Bên cạnh đó, phải bình tĩnh, chủ động tìm các giải pháp để các DN quay lại sản xuất kinh doanh.

“Chính phủ cũng có thể bắt đầu phải tính toán ngay từ bây giờ các biện pháp hỗ trợ một số ngành nghề, lĩnh vực chịu tác động mạnh của dịch bệnh để các DN và nền kinh tế vượt qua giai đoạn này, như hỗ trợ giảm khó khăn với xuất khẩu, nông nghiệp, du lịch… Cần trợ lực để DN sớm quay lại sản xuất kinh doanh để hoạt động kinh tế không bị gián đoạn”, GS. TS. Đặng Đình Đào nói.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% năm nay sẽ vô cùng khó khăn, thách thức trong bối cảnh bệnh dịch virus corona (nCoV) đang diễn biến khó lường. Tuy nhiên, chưa nhất thiết và cũng không có cơ sở để phải điều chỉnh mục tiêu đã đặt ra bởi nếu điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng lúc này thì có thể sẽ tạo ra tính thiếu quyết liệt, kiên định; đồng thời, tạo ra tâm lý ỷ lại.

Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ cần tiếp tục điều hành linh hoạt, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, tiến hành các giải pháp cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt với kinh tế tư nhân, phải được triển khai nhanh hơn về tốc độ, lớn hơn về quy mô, quyết liệt hơn về mức độ.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.