Chủ Nhật, 14/07/2019 14:40

Phát huy nguồn lực tài nguyên và môi trường để phát triển bền vững

Sáng 14/1, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022.

Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trườngMấu chốt của phát triển là đem lại môi trường sống tốtQuản lý, giám sát hoạt động khai thác mỏ

Để xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển xanh, bền vững, tiêu chí về quản lý chất thải rắn, bảo vệ môi trường được đặt lên hàng đầu

Trong năm 2022 -  năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025 - ngành tài nguyên môi trường tiếp tục tăng cường quản lý, phát huy nguồn lực tài nguyên, môi trường cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Trong năm này, Sở TN&MT phấn đấu đạt 100% số thửa đất được kê khai đăng ký quyền sử dụng đất; 100% xã, phường, thị trấn hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Tỷ lệ diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cá nhân đạt hơn 98% và tổ chức đạt 100%. Thu tiền sử dụng đất, thuê đất đạt 1.207 tỷ đồng, thu thuê nhà 600 triệu đồng. 50% phường, thị trấn thực hiện phân loại rác tại nguồn; 100% đơn vị cấp xã thực hiện thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước...  

Tại hội nghị, Sở TN&MT đã kiến nghị, đề xuất liên quan đến quản lý đất đai, như: xem xét giao Sở TN&MT chủ động thực hiện kiểm tra, rà soát, tham mưu liên quan đến giao quỹ đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, giá đất phân lô để đấu giá của các địa phương. Các địa phương chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các khu vực chuẩn bị kêu gọi đầu tư, lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Các địa phương, ngành, chủ đầu tư cần phối hợp trong giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch phân lô để đảm bảo đúng tiến độ.

Về quản lý tài nguyên, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát theo chức năng đối với hoạt động khai thác khoáng sản, quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, góp phần hạn chế những sai phạm trong lĩnh vực này.

Năm 2022 cũng là năm bắt đầu thực thi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, nên cần có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các sở, ngành, địa phương; đồng thời triển khai các giải pháp về phân loại rác tại nguồn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị xanh, phát triển bền vững.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.