Chủ Nhật, 03/08/2014 15:19

Ra Tết, giá nhiều mặt hàng thiết yếu không tăng

Những ngày đầu năm mới, giá nhiều mặt hàng thiết yếu có xu hướng ổn định, nhất là các loại rau quả, thịt gia súc. Mặt hàng tăng nhẹ chủ yếu là cá tươi…

Giá “dễ thở”

Giá một số mặt hàng thiết yếu như thịt bò loại 1 giảm 3,8%, thịt lợn loại 1 giảm 10,5%, trái cây các loại giảm từ 12%- 20%, chuối nải đơm cúng giảm đến 33%. Ngoại trừ giá bán các mặt hàng như đường kính trắng, thịt gà kiến, dầu ăn, thịt vịt sạch tăng từ 7% đến gần 20%... so với cùng kỳ năm 2016. Các mặt hàng rau, củ, quả địa phương và một số loại hoa phục vụ cúng đầu năm có số lượng không nhiều, nên giá tăng hơn từ 20 - 30% so với năm trước.

Giá một số mặt hàng thực phẩm tươi sống không tăng

Theo đánh giá của Sở Công thương, nhờ chủ động triển khai sớm công tác dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường, nguồn hàng hóa phục vụ trước, trong và sau Tết Đinh Dậu 2017 trên thị trường khá dồi dào, phong phú và đa dạng. Từ đầu tháng 1/2017 đến nay, không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến. Ra Tết, giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm vẫn giữ giá ổn định, không có tình trạng đội giá so với trong năm. Tuy nhiên, chỉ có những loại cá biển, nước lợ, nước ngọt có nhu cầu mua cao tăng khoảng 20 - 30%. Song, điều này vẫn diễn ra thường niên trong những ngày đầu năm mới, người tiêu dùng đã chuẩn bị sẵn tâm lý để chi tiêu, mua sắm hợp lý. Chị Mỹ, kinh doanh hàng la-gim ở chợ Bến Ngự (TP. Huế) nói: "Giá các loại rau, củ, quả của địa phương và từ các tỉnh phía Nam, Bắc nhập về không tăng đột biến như mấy năm trước. Người mua dễ thở, mình bán cũng chạy hàng".

Hàng hóa “thông suốt”

Từ ngày 23 - 29/12 (ÂL), các siêu thị lớn như, Co.opmart, Big C... tăng thời gian bán hàng từ lúc 6 - 7 giờ sáng đến 23 - 24 giờ hàng ngày và tổ chức khai trương bán hàng sớm từ mồng 3, 4 Tết. Giá hàng hóa bán ra trong dịp Tết của một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn nhìn chung cao hơn năm trước, khoảng từ 10-15%. Đơn cử, Công ty Espace Business Huế (siêu thị Big C) 67 tỷ đồng, Công ty TNHH Co.opmart Huế 40 tỷ đồng, Công ty TNHH TM Thái Đông Anh (siêu thị Gia Lạc) 23 tỷ đồng, Xí nghiệp Thành Lợi 10 tỷ đồng, Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế 152 tỷ đồng, Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thừa Thiên Huế 38 tỷ đồng… Ngược lại, do xu hướng mua sắm tại siêu thị, cửa hiệu, cửa hàng tiện lợi trở nên phổ biến, nên doanh số bán các mặt hàng như áo quần, giày dép, mứt, bánh kẹo... của tiểu thương tại các chợ thấp hơn những năm trước.            

Ngoài các siêu thị và chợ truyền thống, sự hình thành và hoạt động của nhiều cửa hàng kinh doanh nông sản phẩm an toàn trên địa bàn TP.Huế như, Cửa hàng tiện lợi của Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm, Cửa hàng Thực phẩm hữu cơ Huế Việt, Cửa hàng rau vườn, Cửa hàng rau và thực phẩm an toàn... đã cung cấp nguồn hàng nông sản an toàn vệ sinh thực phẩm khá dồi dào và thông suốt từ trong và ra Tết. Giá cả tại các điểm bán này vẫn ngang bằng mức giá trong năm.

Theo ông Phan Hùng Sơn, Phó Giám đốc Sở Công thương, dịp Tết và đầu năm mới, lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp với các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại; đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, không qua kiểm dịch, nhiễm vi sinh; gian lận về đo lường… đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng dịp trong và ra Tết. Trong đợt cao điểm này, các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường 308 ​vụ, xử lý vi phạm 271 vụ thuộc lĩnh vực chống buôn lậu, hàng cấm, vi phạm về giá, nhãn hàng hóa, đăng ký kinh doanh… Hàng hóa tịch thu chủ yếu thuốc lá điếu các loại, áo quần, giày dép, lạp xưởng, thịt bò khô…

                                                                                      Bài, ảnh: Hoài Thương

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Công Thương khẳng định không tăng giá điện trong năm 2020
Bộ Công Thương khẳng định không tăng giá điện trong năm 2020

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, 2 tháng đầu năm, tình hình tiêu thụ điện ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm trước và Bộ sẽ không điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện trong năm nay.

2017 là năm nóng thứ hai trong lịch sử
2017 là năm nóng thứ hai trong lịch sử

Năm 2017 là năm nóng thứ hai trên toàn thế giới trong lịch sử, chỉ sau năm 2016, với những dấu hiệu của biến đổi khí hậu, từ những vụ cháy rừng đến sự tan băng ở Bắc Cực.