Thứ Năm, 10/01/2019 10:22

Tạo điều kiện tối đa trong vận chuyển hàng hóa khu vực phía Nam

Chiều 9/7, trả lời phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp gỡ khó cho việc vận chuyển hàng hóa nói chung và khu vực phía Nam nói riêng.

Khẩn trương ban hành hướng dẫn xét nghiệm để sàng lọc, khoanh vùng nhanh gọn nhấtHướng dẫn kiểm soát người và phương tiện giao thông cơ giới ra, vào và đến Thừa Thiên Huế

Quốc lộ 22 là một trong những lộ trình được Tổng cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn lưu thông trong thời gian TP Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh minh họa: Tiến Lực/TTXVN

Về quy định xét nghiệm COVID-19 đối với lái xe hành khách và hàng hóa, theo ông Huyện, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn thực hiện vấn đề này. Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ Y tế về xét nghiệm COVID-19 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển đó là thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-COV-2 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển đến, đi ra từ khu vực phong tỏa hoặc khu vực ổ dịch.

Đối với phản ánh về xét nghiệm virus SARS-CoV-2 hiện có giá cao và chỉ có giá trị trong một ngày, ông Nguyễn Văn Huyện khẳng định, về xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho các lái xe khi đi qua vùng dịch do Bộ Y tế quy định, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ là các đơn vị tham gia thực hiện. Mặt khác việc quy định thời gian có hiệu lực của xét nghiệm và giá xét nghiệm bao nhiêu thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế và các địa phương. Hiện các địa phương quy định vấn đề này cũng không thống nhất, có địa phương quy định giấy xác nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 có giá trị trong 3 ngày nhưng có địa phương lại quy định là 5 ngày.

Vì vậy, để thống nhất việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2, thời hạn hiệu lực của giấy xét nghiệm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Bộ Y tế, các địa phương thống nhất quy định nhằm tạo điều kiện cho lái xe khi qua vùng dịch, qua đó thực hiện hiệu quả chủ trương không làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa của Chính phủ đối với các tỉnh trong vùng dịch.

“Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị, cơ quan liên quan thực hiện và tăng cường kiểm soát việc vận chuyển hàng hóa để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, ông Nguyễn Văn Huyện cho hay.

Cũng liên quan đến vấn đề vận chuyển hàng hóa, ngày 9/7, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với hoạt động vận tải hàng hoá cho các tỉnh phía Nam

Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị vận tải trên địa bàn chủ động liên hệ với Sở Y tế hoặc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tại địa phương hoặc các đơn vị được Sở Y tế chỉ định để khẩn trương thực hiện xét nghiệm, tiêm phòng vaccine cho lái xe, người bốc xếp dỡ hàng hóa trên xe và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Trước khi phương tiện, lái xe đi đến, đi qua các khu vực đang phong tỏa, giãn cách hoặc khu vực ổ dịch, yêu cầu người lái xe cung cấp thông tin liên quan đến phương tiện và lái xe đến các chốt kiểm soát liên ngành tại địa phương đi đến hoặc đi qua.

Ngoài ra, đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình. Đặc biệt, đơn vị vận tải, lái xe phải cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin đã cung cấp cho các chốt kiểm soát liên ngành và các Sở Giao thông Vận tải trong quá trình vận chuyển.

"Các sở Giao thông Vận tải phải thực hiện hậu kiểm các thông tin do đơn vị vận tải, lái xe đã cung cấp và thông báo đến các chốt kiểm soát liên ngành và các Sở Giao thông Vận tải có liên quan để phối hợp quản lý", Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, chỉ đạo các chốt kiểm soát liên ngành thực hiện kiểm tra tại chỗ và giải quyết ngay cho phương tiện thông qua chốt đối với các phương tiện đã có đầy đủ thông tin về đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch trong quá trình vận chuyển.

Đối với các Sở Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu tổ chức kiểm tra ngay các thông tin do đơn vị vận tải, lái xe đã cung cấp cho các chốt; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp cung cấp thông tin không trung thực hoặc không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch và thông báo ngay đến các chốt kiểm soát và các cơ quan, đơn vị có liên quan để phối hợp quản lý.

Theo Tin tức TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương khắc phục vướng mắc trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến
Khẩn trương khắc phục vướng mắc trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương rà soát, khắc phục vướng mắc liên quan đến dịch vụ công trực tuyến đổi giấy phép lái xe trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; chấn chỉnh việc trực hỗ trợ, phục vụ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến này.

Luôn bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Luôn bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò, chức trách, nhiệm vụ được giao, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh luôn nỗ lực cố gắng để bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn.

Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn
"Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn"

Đó là chủ đề Năm An toàn giao thông (ATGT) 2023. Ý nghĩa của chủ đề này đang được các ban, ngành chức năng địa phương đặt lên hàng đầu, giúp người tham gia giao thông với ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, tạo môi trường giao thông an toàn.