Chủ Nhật, 24/05/2020 19:30

Thừa Thiên Huế tham gia Hội nghị “Chính quyền địa phương và khu vực Đông Á lần thứ 11”

Tại Hội nghị diễn ra tại TP. Bandung, tỉnh Tây Java, Indonesia từ ngày 23-25/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã có những chia sẻ về việc liên kết du lịch giữa các địa phương, xúc tiến quảng bá điểm đến, đa dạng hóa hình thức kết nối thị trường...

Khai mạc Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29 tại Thái LanNgoại trưởng Wong: Australia muốn gắn kết sâu hơn với Đông Nam ÁKý kết hợp tác bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô HuếQuan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống quý báu Việt Nam và CampuchiaKết nối doanh nhân, đồng hành phát triển

Hội nghị lần này có sự tham dự của 75 đoàn đại biểu từ 7 nước, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Phú Thọ của Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (ngoài cùng bên phải) đồng chủ trì Phiên cấp cao trao đổi về phát triển du lịch vùng sau đại dịch. Ảnh: UBND tỉnh cung cấp

Thúc đẩy hợp tác quốc tế

Được tổ chức lần thứ nhất tại tỉnh Nara, Nhật Bản vào năm 2010, Hội nghị là diễn đàn để chính quyền các địa phương và khu vực thảo luận về những vấn đề chung mà cộng đồng đang đối mặt.

Thông qua việc thảo luận cởi mở, các bên liên quan đề ra các chính sách và giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề thách thức mà các địa phương đang gặp phải.

Từ đó đến nay, Hội nghị đã được tổ chức định kỳ hằng năm tại tỉnh Nara và Thừa Thiên Huế đã cử đoàn đại biểu tham dự theo lời mời của Ban tổ chức Hội nghị vào các năm 2011, 2012, 2014, 2016 và 2017. 

Năm nay, với mục tiêu trao đổi ý kiến và giải pháp cho các vấn đề kinh tế khu vực và toàn cầu, cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư và thương mại, Hội nghị bao gồm 2 phiên thảo luận về chủ đề “Thúc đẩy các ngành công nghiệp địa phương trong và sau đại dịch COVID-19” và “Thúc đẩy du lịch khu vực trong và sau đại dịch COVID-19”.

Tại phiên họp kết nối cấp lãnh đạo địa phương, Chủ tịch Nguyễn Văn Phương đã giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng văn hóa, di sản và du lịch Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyễn Văn Phương thông tin về những nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc đưa ra các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng cường chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, kinh nghiệm thực tiễn để phục hồi du lịch, góp phần phục hồi nền kinh tế-xã hội địa phương trong giai đoạn bình thường mới.

Tỉnh trưởng Tây Java - ông Mochamad Ridwan Kamil (bên trái) tặng quà lưu niệm cho Đoàn công tác tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: UBND tỉnh cung cấp

Thông qua phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị cần có sự hợp tác tích cực từ các đối tác quốc tế, đồng thời mong muốn chính phủ, chính quyền địa phương các nước trong khu vực Đông Á nói chung và Indonesia nói riêng tạo điều kiện cho các hãng hàng không của Việt Nam nghiên cứu xúc tiến mở đường bay mới đến Cảng hàng không quốc tế Phú Bài từ năm 2023 và các năm tiếp theo.

Ông Phương cũng đề nghị đẩy mạnh chương trình hợp tác quảng bá du lịch, điểm đến của tỉnh Thừa Thiên Huế trên các website, mạng xã hội, phương tiện truyền thông của các địa phương và ngược lại; khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đến Thừa Thiên Huế nghiên cứu đầu tư, đặc biệt là dự án du lịch trên địa bàn tỉnh và đưa du khách đến địa phương, hướng tới việc cùng phát triển thịnh vượng.

Đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, du lịch

Trong khuôn khổ hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cũng có những cuộc tiếp xúc, làm việc, kết nối với lãnh đạo các địa phương trong khu vực.

Trao đổi với Ngài Mochamad Ridwan Kamil - Tỉnh trưởng tỉnh Tây Java, ông Nguyễn Văn Phương chia sẻ với chính quyền và nhân dân tỉnh Tây Java về những mất mát, thiệt hại do trận động đất vừa xảy ra đầu tuần qua.

Đoàn công tác Thừa Thiên Huế chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế. Ảnh: UBND tỉnh cung cấp

Hai bên cũng thống nhất sẽ nghiên cứu thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, trao đổi đoàn thăm cấp cao để có cơ hội tìm hiểu, chia sẻ các định hướng hợp tác trong nhiều lĩnh vực mà hai bên quan tâm; quảng bá du lịch, điểm đến của Thừa Thiên Huế trên các website và phương tiện truyền thông của Tây Java và ngược lại; xem xét cử đoàn nghệ thuật chất lượng cao tham dự các kỳ festival trong tương lai, đặc biệt là Chương trình Đêm Phương Đông tại kỳ Festival 2024 để quảng bá nền văn hóa phong phú và giàu bản sắc của Indonesia đến công chúng…

Tiếp và làm việc với lãnh đạo tỉnh Nara (Nhật Bản), hai bên bày tỏ sự quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác văn hóa, du lịch, bảo tồn di sản, tạo điều kiện cho các thực tập sinh của Thừa Thiên Huế làm việc tại Nara nói riêng và Nhật Bản nói chung ngày càng có chất lượng hơn.

Cũng tại hội nghị, đoàn Thừa Thiên Huế đã tham gia gian hàng giới thiệu quảng bá điểm đến và sản phẩm du lịch Thừa Thiên Huế; trình bày giới thiệu về một số sản phẩm và định hướng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe ở Thừa Thiên Huế; kết nối với một số địa phương và nhóm doanh nghiệp quan tâm đến hợp tác xúc tiến du lịch đến Thừa Thiên Huế và ngược lại.

LÊ THỌ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới
Chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới

Các đại biểu thẳng thắn đánh giá thực trạng chuyển đổi số (CĐS) và triển khai Đề án 06; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, nhất là trong triển khai dịch vụ công trực tuyến, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp thiết thực thúc đẩy quá trình CĐS quốc gia.