Thứ Sáu, 01/05/2020 16:52

Ký kết hợp tác bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế

Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh và Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ chia sẻ dữ liệu, thông tin về các di tích mà trung tâm đang quản lý, bảo tồn. Ngoài ra, hỗ trợ tổ chức các hoạt động kết nối, sự kiện văn hóa, du lịch, thương mại hóa các sản phẩm đặc trưng về Huế.

Bảo tồn “Bảo tàng nước” lớn nhất Đông Nam Á- kỳ 3: Mô hình cho tương laiKý kết quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừngKý kết biên bản bảo tồn và phát huy giá trị Hải Vân QuanKý kết bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh họcGắn bảo tồn và phát triển – kỳ 1: Kết nối với hệ thống công viên ven sông Hương

Lãnh đạo hai đơn vị trao văn bản ký kết. Ảnh: TTBTDTCĐH

Đó là một trong những nội dung thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế (giai đoạn 2022-2025) vừa được hai đơn vị ký kết ngày 1/11.  

Theo đó, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh sẽ tư vấn, hỗ trợ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong việc nghiên cứu đề xuất các phương án quy hoạch, mô hình xây dựng tại các khu vực Trung tâm đang quản lý, bảo tồn.

Cùng với đó, phối hợp xây dựng các chương trình truyền thông lễ hội, giới thiệu quảng bá văn hóa Huế đến với mọi người trong và ngoài nước. Đẩy mạnh, xúc tiến kết nối hợp tác, tài trợ với các đối tác nước ngoài… Phối hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di tích Huế trong học đường cho các đoàn viên thanh niên thuộc các cơ quan nhà nước trong tỉnh, các tổ chức xã hội…

Bên cạnh đó, kết nối các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cùng nhau xây dựng quy chế chung trong việc phát triển các dịch vụ tham quan tại các di tích, chương trình văn hóa nghệ thuật.

Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh cũng sẽ hỗ trợ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp cận các ứng dụng, công nghệ mới phục vụ công tác chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước và nâng cao chất lượng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ trung tâm.

N. Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng
Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng

Thời gian qua, bên cạnh gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh nhân… thị xã Hương Trà còn quan tâm trùng tu, sửa chữa những di tích đình làng đã xuống cấp, cần cấp thiết bảo tồn.

Dập bản Cửu đỉnh
Dập bản Cửu đỉnh

Để lưu trữ bản gốc của Cửu đỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã sao chép Cửu đỉnh bằng phương pháp dập bản. Tư liệu này cũng là “khuôn” để đúc Cửu đỉnh trong trường hợp cần làm một phiên bản.

Trồng cây tạo nguồn gỗ quý để trùng tu di tích
Trồng cây tạo nguồn gỗ quý để trùng tu di tích

Hưởng ứng Tết trồng cây và chủ trương trồng một tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động nhằm triển khai thực hiện chương trình “Vì một Việt Nam xanh” trong năm 2023, ngày 31/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hoạt động Tết trồng cây tại lăng vua Thiệu Trị.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khăn
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khăn

Được xem là một trong những vùng đất bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản, nhưng thực tế hiện nay Huế vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều bất cập, khó khăn. Từ việc khoanh vùng, cho đến kinh phí tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích cho đến việc huy động các nguồn lực “hồi hương” cổ vật…

Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân
Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân

Đánh dấu kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, sáng mùng 7 Tết (nhằm ngày 28/1), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân xuân tại Triệu Miếu và Thế Miếu - Đại Nội.