Thứ Hai, 18/11/2019 18:54

Từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa thiên tai

Chiều 18/5, Ban Chỉ huy CPTT&TKCN tỉnh tổ chức buổi tọa đàm nhân Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai (15-22/5/2022), nhằm ôn lại truyền thống, ghi nhận những thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống thiên tai (PCTT).

Thừa Thiên Huế thuộc tốp đầu trong công tác phòng chống thiên taiNhiều tỉnh, thành tăng số vụ tai nạn giao thông trong quý IChủ động phòng ngừa trước diễn biến bất thường của thời tiếtTăng cường hơn nữa việc kết nối, theo dõi, hướng dẫn F0 tại nhàTăng cường chuyển đổi số trong lĩnh vực phòng chống thiên taiSẵn sàng ứng phó với thiên tai

Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Tại buổi tọa đàm

Theo đánh giá của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, trong năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh đã chịu ảnh hưởng của hàng chục đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường, các đợt rét và nắng nóng. Thiên tai đã gây tổng thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng.

Những năm qua, công tác PCTT và TKCN đã có những bước phát triển đáng kể, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khân trương và hiệu quả.

UBND tỉnh đã huy động, sử dụng nguồn kinh phí, trang thiết bị, lương thực…được Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai với số tiền hơn 627 tỷ đồng. Theo kết quả đánh giá của Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, Thừa Thiên Huế là 1 trong 10 tình/thành phố thuộc tốp đầu trong công tác PCTT  theo Bộ chỉ số năm 2021.

Tại buổi tòa đàm, các đại biểu đã có những tham luận liên quan đến công tác phối hợp, chia sẻ thông tin vận hành điều tiết nước thủy điện A Lưới, công tác đối ngoại với nước bạn Lào và ứng dụng flycam trong quản lý hồ chứa nước; đánh giá thuận lợi khó khăn trong công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi; giới thiệu các sản phẩm, phần mềm đo mưa, mực nước, hệ thống cảnh báo tự động.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh biểu dương những nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các địa phương, cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng PCTT cứu hộ, cứu nạn và nhân dân đã phát huy tinh thần “bốn tại chỗ”, tự lực tự cường, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, chủ động ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, hiệu quả khôi phục sản xuất sau thiên tai.

Trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường và có thể xảy ra trên khắp các vùng miền cả nước; PCTT cần được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và cộng đồng... Để chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2022, UBND tỉnh, yêu cầu các địa phương địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Luật PCTT, lồng ghép xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

 

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng
Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng

Nhiều hạng mục công trình thuộc dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - dự án thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA) đã triển khai thi công hoàn thiện ở các địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả, bền vững cho sự phát triển các đô thị và hỗ trợ năng lực cho cộng đồng chống chịu với biến đổi khí hậu.

IFRC Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 30/1, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các nước trên thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch tiếp theo. Đồng thời, IFRC cho biết các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai cũng có thể xảy ra cùng lúc khi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng.