Thứ Năm, 17/05/2018 14:40

Vay vốn tái sản xuất sau lũ

Hơn 500 hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở TP. Huế đã và đang được tiếp cận kịp thời nguồn vốn vay hơn 20 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sau đợt mưa lũ vừa qua.

Tiếp tục bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sáchTrao quà hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng mưa lũ

Hộ nghèo, đối tượng chính sách được tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng CSXH sau lũ

Từ đầu năm đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh liên tục gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh, thiên tai, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là đợt mưa lũ lịch sử kéo dài xảy ra diện rộng tháng 10 vừa qua.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế TP. Huế, đợt mưa lũ tháng 10 đã làm 51.904 hộ trên địa bàn bị ảnh hưởng, trong đó 51.607 nhà bị ngập nước. Ước tính thiệt hại về mặt kinh tế đối với người dân trên địa bàn thành phố khoảng 19,3 tỷ đồng.

Sau đợt mưa lũ, cuộc sống nhiều hộ dân gặp nhiều khó khăn do bị thiệt hại nặng về tài sản, khó khăn tái sản xuất… Để kịp thời tạo điều kiện cho người dân có vốn phát triển, sản xuất kinh doanh, NHCSXH phối hợp với chính quyền địa phương các phường trên địa bàn thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác chỉ đạo các tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn TP. Huế rà soát nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đủ điều kiện để bình xét cho vay nhằm phát triển kinh tế, ổn định thu nhập và cuộc sống cho người dân.

Cũng như nhiều hộ thuộc đối tượng chính sách khác trên địa bàn TP. Huế, hộ gia đình chị Hoàng Thị Kim Khẩn (tổ 4, phường Phú Bình) được bình xét cho vay 10 triệu đồng từ chương trình cho vay dành cho hộ nghèo để phát triển kinh tế. Từ số tiền đó, chị đã mở cửa hàng buôn bán đồ ăn. Nhờ “tích tiểu thành đại”, chị đã trả được số tiền vay và chuyển từ hộ nghèo lên hộ cận nghèo. Sau đó, gia đình chị tiếp tục vay vốn hộ cận nghèo với số tiền vay 30 triệu đồng. Đầu năm 2020, gia đình chị đã thoát cận nghèo, trả hết nợ tại NHCSXH và chị đã tích lũy được tiền gửi tiết kiệm tại đây với số tiền là 24 triệu đồng. Sau lũ, cuộc sống khó khăn, hộ gia đình chị tiếp tục được NHCSXH tạo điều kiện vay vốn để tái thiết sản xuất.

Hộ gia đình chị Hoàng Thị Kim Khẩn là một trong hàng trăm hộ thuộc các đối tượng chính sách trên địa bàn TP. Huế được tiếp cận kịp thời nguồn vốn từ NHCSXH đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống sau lũ.

Hiện nay, với 7 chương trình tín dụng, dư nợ ở TP. Huế hơn 300 tỷ đồng với hơn 11 nghìn hộ đang còn dư nợ. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế, phục hồi sản xuất, ổn định cuộc sống cho người dân sau đợt lũ lịch sử vừa qua, NHCSXH dự kiến với nguồn vốn thu hồi quay vòng và nguồn vốn bổ sung mới từ Trung ương, trong tháng 11, TP. Huế sẽ tổ chức giải ngân hơn 20 tỷ đồng cho hơn 500 hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong đó, ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các địa bàn bị thiệt hại nặng như Hương Sơ, An Hòa, Phú Hậu, Thuận Lộc, Tây Lộc, Thuận Thành, Thuận Hòa Phú Bình, Phú Cát…

Đến ngày 12/11, NHCSXH đã giải ngân được 12,5 tỷ đồng cho 265 hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên các địa bàn các phường An Hòa, Thuận Thành, Hương Sơ, Thủy Biều, Phú Bình, An Tây, Phú Hậu, Thuận Hòa, Phú Thuận, Phú Nhuận. Số tiền còn lại hơn 9 tỷ đồng, NHCSXH tiếp tục giải ngân đến các hộ vay trên địa bàn phường Thuận Lộc, Tây Lộc, Phú Cát, Phú Hiệp, Xuân Phú, Vỹ Dạ, Hương Long, Kim Long.

Ông Văn Đức Thọ, Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh đánh giá: Tín dụng chính sách xã hội trong những năm qua luôn kịp thời đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đã tạo điều kiện cho hàng nghìn lượt hộ gia đình tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, các hộ dân được tiếp cận nguồn vốn kịp thời nhằm tái thiết sản xuất sau lũ.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo chế độ báo cáo khi vay vốn nước ngoài
Đảm bảo chế độ báo cáo khi vay vốn nước ngoài

Ngoài nguồn vốn tín dụng trong nước, các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong nước có thể thực hiện vay vốn nước ngoài và các khoản vay nước ngoài để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đây là nguồn vốn không nhỏ góp phần tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vay vốn nước ngoài Cần chấp hành nghiêm quy định
Doanh nghiệp vay vốn nước ngoài: Cần chấp hành nghiêm quy định

Trong bối cảnh các kênh dẫn vốn trong nước đang gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã tìm đến nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế. Đây có thể được coi là một trong những giải pháp hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc vay tín dụng từ nước ngoài chịu sự giới hạn trong quy định về quản lý vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp và buộc doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định trong vay và trả nợ khi vay vốn nước ngoài.

Giải tỏa “cơn khát” vốn mùa cao điểm
Giải tỏa “cơn khát” vốn mùa cao điểm

Cuối năm là lúc doanh nghiệp (DN) vào cuộc đua cao điểm sản xuất, kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán. Nhu cầu vốn của DN do vậy cũng tăng. Song theo phản ánh của DN, việc tiếp cận vốn thông qua các tổ chức tín dụng không hề dễ dàng như mọi năm.

Những mầm rau đầu tiên sau lũ
Những mầm rau đầu tiên sau lũ

Nước lũ trên đồng vừa khô cạn, nông dân lại tất bật vun trồng những luống rau phục vụ nhu cầu thị trường tiêu thụ sau lũ.